Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ quân sự cho Azerbaijan, Nga ghét, NATO cũng phớt lờ

Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp vào cuộc xung đột Armenia-Azerbaijan, và điều này đang đẩy họ vào tình thế đối đầu trực tiếp với Nga, đối thủ mà chính họ cũng đang đối đầu ở hai chiến trường khác là Syria và Lybia.

Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ can thiệp vào cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, điều này khiến họ sẽ phải đối mặt trực tiếp với Nga - Ảnh: AP/Reuters

Bài liên quan

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cử lính đánh thuê Syria tham chiến ở Azerbaijan?

Mỹ 'quan ngại sâu sắc' về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải

Azerbaijan và Armenia từ chối đàm phán, xung đột ở Karabakh lan rộng

Armenia-Azerbaijan đụng độ biên giới, ít nhất 16 người chết

Xung đột biên giới Armenia – Azerbaijan, nhiều người chết

Cần phải nói thẳng thắn rằng, vùng nam Caucasus chẳng khác nào “sân nhà” của Nga, nơi Kremlin có sự ảnh hưởng, lợi ích cùng với những thỏa thuận buộc họ phải ra mặt nếu có bất cứ sự can thiệp từ “kẻ lạ mặt”.

Quyết định trực tiếp lao vào cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia từ phía Azerbaijan của Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là một sự mạo hiểm và khó tránh khỏi việc khiến Nga “nóng mắt”.

Trong một thông điệp mới đây, Điện Kremlin mặc dù đã “kêu gọi tất cả các bên, đặc biệt là các nước đối tác như Thổ Nhĩ Kỳ làm tất cả những gì có thể để ngừng bắn và quay lại giải quyết hòa bình cuộc xung đột này bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao”, nhưng Nga cũng sẵn sàng dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học vì sự xuất hiện không đúng chỗ của nước này.

Với mối quan hệ đang trở nên tồi tệ với các đồng minh NATO, sẽ không có ai đứng ra giải cứu khiến Ankara phải tự chống đỡ và học cách hành động có trách nhiệm, một khi Nga vung “nắm đấm”.

Theo thỏa thuận, các đồng minh của hiệp ước NATO nhất định phải giúp đỡ các thành viên nếu họ bị tấn công. Tuy nhiên, ở đây - tại vùng nam Caucasus, Thổ Nhĩ Kỳ là người ngoài cuộc, “kẻ xâm lược” và khu vực chiến sự không nằm trong ranh giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài việc không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước hoặc thỏa thuận nào để giúp đỡ Ankara, các đồng minh NATO thậm chí không có xu hướng giúp đỡ hoặc giải cứu khỏi cơn ác mộng mà Putin rất có thể sẽ mang đến cho Erdogan.

Gần đây, các đồng minh đã phật lòng với Erdogan, do Thổ Nhĩ Kỳ đang rời bỏ Dân chủ Thế tục để hướng tới Thần quyền, thể hiện qua việc chuyển đổi nhà thờ Hagia Sophia từ bảo tàng thành Nhà thờ Hồi giáo.

Liên minh châu Âu và Mỹ cũng đang tức giận Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc xung đột với Hy Lạp và đã cho Thổ Nhĩ Kỳ thấy sự tức giận của họ vào đầu tháng này.

Các báo cáo trước đó của TFI đề cập đến cuộc xung đột cho thấy, "Mỹ và Pháp đã cố gắng kiềm chế những gì có thể xảy ra như một cuộc xung đột quân sự lớn ở Đông Địa Trung Hải. Macron và Trump đã làm nghiêng cán cân quyền lực chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, quyền lực được đòi hỏi đặt vào vị trí của nó, để đảm bảo rằng nguyên trạng được duy trì ở vùng biển Đông Địa Trung Hải”.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước không ký kết UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển), “đã tuyên bố chủ quyền một cách thô bạo đối với các vùng biển của cả Hy Lạp và Síp, nhưng giờ đây họ đang rút lui trong sự xấu hổ khi Mỹ và Pháp đẩy lùi tham vọng của họ”.

Sự xuất hiện của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn - Ảnh: Topcor

Mới nhất, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Tư đã lên án những tuyên bố mà ông gọi là "liều lĩnh và nguy hiểm" của Thổ Nhĩ Kỳ khi ủng hộ Azerbaijan, trong nỗ lực giành lại khu vực ly khai Nagorno-Karabakh.

Trước đó, Ankara hôm thứ Ba cho biết họ "hoàn toàn sẵn sàng" để giúp Azerbaijan khôi phục Nagorno-Karabakh, khi xung đột vũ trang leo thang với nước láng giềng Armenia trong khu vực.

"Pháp vẫn cực kỳ quan ngại về những bình luận gay gắt mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong những giờ qua, về cơ bản loại bỏ mọi ức chế từ Azerbaijan trong cuộc tái chinh phục miền bắc Karabakh. Điều đó chúng tôi sẽ không chấp nhận", ông Macron nói thêm, đồng thời lên tiếng ủng hộ Yerevan, "Tôi nói với Armenia và với người dân Armenia rằng, Pháp sẽ đóng vai trò của mình".

Thủ tướng Armenia hôm qua đã viết trên Twitter rằng, “Azerbaijan, với sự khuyến khích tích cực, hỗ trợ chính trị và quân sự của #Turkey, đang mở rộng địa lý thù địch đến lãnh thổ Armenia. #Armenia và #Artsakh sẽ đưa ra phản ứng quân sự-chính trị phù hợp đối với những nỗ lực của Azerbaijan nhằm phá hoại # an ninh & #peace khu vực”.

Bằng cách trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này của Thổ Nhĩ Kỳ, Putin càng thấy thích hợp hơn để giúp đỡ quốc gia Cơ đốc giáo chính thống đồng thời là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo.

Về mặt chiến lược, Armenia thực sự quá quan trọng đối với Moscow vì nó mang lại chỗ đứng cho Nga trong khu vực Caucus và một tuyến đường bộ kết nối Nga với Trung Đông và Iran. Putin cũng muốn ngăn người Thổ Nhĩ Kỳ vượt ra khỏi Khu vực Trung Á mà Armenia là một tuyến phòng thủ.

TFI đã báo cáo rằng “Nga cũng có hai căn cứ quân sự ở Armenia. Moscow bán vũ khí cho Armenia và bảo vệ biên giới của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ. Là một quốc gia theo đạo Cơ đốc chính thống, Armenia cũng coi Nga như một người bảo vệ, sẽ cứu nước này khỏi một diệt chủng từ Thổ Nhĩ Kỳ”.

Nhà lãnh đạo Nga đã rất bình tĩnh đặt các quân cờ vào vị trí và chờ đợi nó. Điều này đã tạo ra một tình huống mà chỉ một hành động của Thổ Nhĩ Kỳ hay thái độ "vô trách nhiệm" của Erdogan, sẽ được hiển thị đầy đủ cho tất cả thấy, nó sẽ khiến ngay chính các đồng minh NATO cũng trở nên khó chịu và xa lánh Ankara.

Bây giờ tình hình đã chín muồi để Nga can dự với Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này báo hiệu cho thấy điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra, khi một quốc gia cố gắng vung quả đấm vượt quá khả năng của mình và khi mà các thành viên NATO dường như sẽ trở thành khán giả trong toàn bộ cuộc đối đầu này.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tho-nhi-ky-ung-ho-quan-su-cho-azerbaijan-nga-ghet-nato-cung-phot-lo-post99132.html