Thoát nghèo từ nghề may thổ cẩm truyền thống

Với những 'tiệm may' nhỏ xinh dưới nếp nhà truyền thống, không cần biển hiệu quảng bá, không quá cầu kỳ trong sắp xếp, trưng bày, phụ nữ dân tộc Mông ở xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai đã đưa sản phẩm thổ cẩm truyền thống đi nhiều nơi trong nước và quốc tế.

 Trên tuyến đường liên xã, đoạn qua thôn Hô Cháo Sải, không khó bắt gặp một “tiệm may không tên”, luôn có 5 - 6 phụ nữ tập trung may các sản phẩm thổ cẩm. Tiệm may đó là của gia đình chị Giàng Thị Dở.

Trên tuyến đường liên xã, đoạn qua thôn Hô Cháo Sải, không khó bắt gặp một “tiệm may không tên”, luôn có 5 - 6 phụ nữ tập trung may các sản phẩm thổ cẩm. Tiệm may đó là của gia đình chị Giàng Thị Dở.

 Những ngày này, khi thị trường du lịch mùa hè đang sôi động, khách hàng đặt số lượng lớn hàng thổ cẩm nên chị Dở phải thuê thêm chị em trong thôn cùng làm.

Những ngày này, khi thị trường du lịch mùa hè đang sôi động, khách hàng đặt số lượng lớn hàng thổ cẩm nên chị Dở phải thuê thêm chị em trong thôn cùng làm.

 Nhờ việc buôn bán thuận lợi mà mỗi năm, gia đình chị Dở thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng, giúp chị vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn.

Nhờ việc buôn bán thuận lợi mà mỗi năm, gia đình chị Dở thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng, giúp chị vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn.

 Chị Dở chia sẻ: “Tôi rất vui khi thổ cẩm truyền thống của dân tộc được nhiều người biết đến, tìm mua. Điều đó tiếp thêm động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Tôi hi vọng trong tương lai sẽ sở hữu một cửa hàng và tạo việc làm ổn định cho chị em”.

Chị Dở chia sẻ: “Tôi rất vui khi thổ cẩm truyền thống của dân tộc được nhiều người biết đến, tìm mua. Điều đó tiếp thêm động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Tôi hi vọng trong tương lai sẽ sở hữu một cửa hàng và tạo việc làm ổn định cho chị em”.

 Trên địa bàn xã Thào Chư Phìn hiện nay có 10 hội viên phụ nữ làm chủ cơ sở may, thêu thổ cẩm và hơn 100 hội viên phụ nữ làm cộng tác viên tham gia may một phần công đoạn các sản phẩm như mũ, khăn quấn, dây đeo... cho các chủ may.

Trên địa bàn xã Thào Chư Phìn hiện nay có 10 hội viên phụ nữ làm chủ cơ sở may, thêu thổ cẩm và hơn 100 hội viên phụ nữ làm cộng tác viên tham gia may một phần công đoạn các sản phẩm như mũ, khăn quấn, dây đeo... cho các chủ may.

 Dưới đôi bàn tay tài hoa của các chị em, từng sợi chỉ màu được kết thành những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn tinh tế, đầy màu sắc.

Dưới đôi bàn tay tài hoa của các chị em, từng sợi chỉ màu được kết thành những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn tinh tế, đầy màu sắc.

 Mảnh đất Thào Chư Phìn được coi như “ngõ cụt” của Si Ma Cai, để đưa các sản phẩm may thêu thoát ra khỏi “lũy tre làng”, nhiều chủ may đã biết tận dụng mạng xã hội, giao dịch trực tuyến. Nhờ vậy, thổ cẩm Thào Chư Phìn không chỉ bán trong nước mà còn xuất đi nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...

Mảnh đất Thào Chư Phìn được coi như “ngõ cụt” của Si Ma Cai, để đưa các sản phẩm may thêu thoát ra khỏi “lũy tre làng”, nhiều chủ may đã biết tận dụng mạng xã hội, giao dịch trực tuyến. Nhờ vậy, thổ cẩm Thào Chư Phìn không chỉ bán trong nước mà còn xuất đi nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...

 Chị Thào Thị Sáo (áo xanh), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thào Chư Phìn cho biết: Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã sẽ vận động chị em tích cực tham gia nghề may truyền thống; thành lập các tổ hợp tác sản xuất cùng sở thích may thêu thổ cẩm truyền thống. Điều đó không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn phát huy quyền năng kinh tế của phụ nữ, kết nối các chị em cùng làm giàu trên mảnh đất quê hương".

Chị Thào Thị Sáo (áo xanh), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thào Chư Phìn cho biết: Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã sẽ vận động chị em tích cực tham gia nghề may truyền thống; thành lập các tổ hợp tác sản xuất cùng sở thích may thêu thổ cẩm truyền thống. Điều đó không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn phát huy quyền năng kinh tế của phụ nữ, kết nối các chị em cùng làm giàu trên mảnh đất quê hương".

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/thoat-ngheo-tu-nghe-may-tho-cam-truyen-thong-post386903.html