'Thổi hồn' cho những bài học giáo dục 'đền ơn đáp nghĩa' trong nhà trường
Hiện nay, công tác tri ân cũng là một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy, được các thầy, cô giáo lồng ghép qua những tiết học về giáo dục chính trị, lịch sử địa phương, dạy học trải nghiệm,...
Không còn những văn bản thuộc khô khan
Tại các trường tiểu học, THCS, THPT việc giáo dục truyền thốngyêu nước được thực hiện dưới nhiều hình thức và sáng tạo, phù hợp với lứa tuôỉcủa các em. Các thầy, cô giáo đã khéo léo lồng ghép các câu chuyện lịch sử, nhữngtấm gương anh hùng, những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam vào các bàigiảng, giờ học. Qua đó, giúp các em hiểu rõ hơn về quá trình đấu tranh gian khổnhưng đầy hào hùng của cha ông ta để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Nhiều trường đã tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, chiêúphim tư liệu, kể chuyện truyền thống, có rất nhiều tiết học thực tế, ý nghĩa tiếpcận với lịch sử địa phương, trải nghiệm thực tế ở ngoài đời sống. Trường THPTNguyễn Trãi (TP Đà Nẵng) đã tổ chức hoạt động ngoại khóa tham quan Khu căn cứ“lõm” cách mạng B1 Hồng Phước (nay thuộc đường B1 Hồng Phước, phường Hòa KhánhBắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) dành cho toàn bộ học sinh khối 12 nămhọc 2024 - 2025.
Đây là một phần trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của mônGiáo dục địa phương, giúp các em học sinh có cơ hội tiếp cận lịch sử một cáchsinh động, trực quan. Chuyến tham quan giúp học sinh không chỉ tận mắt thấy nhữngchứng tích lịch sử mà còn thấm nhuần tinh thần đấu tranh kiên cường của chaông. Đây là cơ hội để các em kết nối kiến thức với thực tế, khiến lịch sử trởnên sinh động, gần gũi hơn.
Khu di tích căn cứ cách mạng B1 Hồng Phước là căn cứ lõmcách mạng gồm 71 gia đình sinh sống trong 64 ngôi nhà với những căn hầm bí mậtnuôi giấu, che chở, bảo vệ cho các cán bộ cách mạng tham gia kháng chiến. Đếnđây, học sinh đã trực tiếp trải nghiệm không gian lịch sử, bước xuống những cănhầm chật hẹp và lắng nghe những câu chuyện về cuộc chiến đấu kiên trung củaquân dân ta. Nhiều em bày tỏ sự xúc động khi hình dung được những gian khổ, mấtmát mà thế hệ trước đã trải qua để bảo vệ nền độc lập.
Tại ngôi trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Quảng Trị), việctổ chức hành trình “về nguồn” như một phần không thể thiếu trong các chươngtrình ngoại khóa của nhà trường mỗi năm học. Đại diện Trường THPT chuyên Lê QuýĐôn cho biết, vào dịp lễ, Tết, 27/7, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gialàm vệ sinh, dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức thăm hỏi cựu chiếnbinh, gia đình chính sách, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện. Mỗi chuyến đi làmột trải nghiệm đáng nhớ, bài học xúc động khi học sinh được giao lưu với thế hệmột thời cống hiến cho đất nước, lắng nghe câu chuyện xương máu của cha ông vềhành trình đấu tranh giữ nước. Qua đó, vun đắp thêm lòng tự hào dân tộc, sự biếtơn sâu sắc trong mỗi học sinh.

Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Quảng Trị), việc tổ chức hành trình “về nguồn” như một phần không thể thiếu. (Nguồn: Giáo dục thời đại)
Còn đối với Trường THPT Dương Tự Minh (Thái Nguyên), vàotháng 4 vừa qua, đã tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống giờ học mônGiáo dục Quốc phòng và An ninh đã tích hợp nội dung “Ký ức ngày Giải phóng”,qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộccho thế hệ trẻ. Trong mỗi tiết học, thầy, cô giáo đã cùng các em học sinh tìmhiểu về những chặng đường lịch sử hào hùng, những chiến công oanh liệt của quânvà dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời nói lên cảmnhận, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã anh dũng hysinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Qua những trang sách, câu chuyện về Bác Hồ, Đại tướng VõNguyên Giáp, các chiến sĩ, Anh hùng liệt sĩ và Nhân dân trong những năm thángkháng chiến gian khổ, các em thêm hiểu, trân trọng giá trị của hòa bình hôm nayvà ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong công cuộc dựng xây, bảo vệ Tổquốc.
Đặc biệt, thầy giáo đã cùng các em học sinh tái hiện lại quátrình hoạt động và những dấu ấn, ký ức ngời sáng đầy ắp niềm tự hào về hình ảnhChủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trongkhoảng thời gian gắn với quê hương Thái Nguyên và Việt Bắc làm nên chín nămkháng chiến trường kỳ của dân tộc (1946 - 1954).
Ngoài ra, các trường vẫn tiếp tục thực hiện tốt công tácgiáo dục truyền thống, định hướng giá trị, hình thành nhân cách cho thanh, thiêúnhi thông qua các phong trào, chương trình, cuộc vận động, như: “Vì đàn em thânyêu”, “Thiếu nhi thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Kế hoạch nhỏ”,“Nghìn việc tốt”... Cùng với đó, quan tâm đến giáo dục kỹ năng cho thiếu niên,nhi đồng qua các mô hình, như: “Trại hè ước mơ hồng”, “Học kỳ quân đội”, các hoạtđộng “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, thăm, tặng quà các gia đìnhchính sách, người có công với cách mạng.
Học sinh được tham gia những hành trình đầy cảm xúc
Trước thời điểm nghỉ hè, Trường THCS Nam Cường, thành phốLào Cai tổ chức Hội thi kể chuyện lịch sử chào mừng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua vòng sơ khảo với 11 thí sinh tơítừ các khối lớp tham gia, nhà trường đã chọn được 6 em tiêu biểu vào vòng chungkết hội thi. Đây đều là những học sinh yêu thích môn Lịch sử và có những câuchuyện hay, xúc động về các nhân vật, sự kiện lịch sử (là các anh hùng cách mạng,chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...).Trong thời gian dưới 10 phút, các em lần lượt thể hiện câu chuyện lịch sử, kếthợp với hoạt cảnh phong phú do các bạn cùng lớp phối hợp thực hiện.
Hội thi tạo sân chơi bổ ích, giúp các em hiểu rõ hơn về lịchsử, trân trọng, biết ơn thế hệ ông cha đã bảo vệ đất nước, xây dựng hòa bình, độclập như ngày nay. Từ đó củng cố niềm tin, tình yêu quê hương, đất nước, có độnglực để thực hiện những mục tiêu, ước mơ, viết tiếp những trang sử hào hùng củadân tộc.

Việc được trò chuyện, tâm sự với các “chứng nhân lịch sử” giúp học sinh có những bài học cuộc sống ngoài sách vở. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Dân tộc)
Bên cạnh việc tổ chức các cuộc thi, thầy, cô giáo còn chủ độngđưa học sinh đến thăm hỏi, trò chuyện gia đình các Mẹ Việt Nam Anh hùng, cưụchiến binh, thương binh, liệt sĩ,...
Mới gần đây, tại Cà Mau, Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm phôíhợp cùng phường Đoàn Bạc Liêu tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt NamAnh hùng Huỳnh Thị An, 92 tuổi và 3 thương binh các hạng 2/4, 3/4, 4/4 đangsinh sống trong khu vực. Tại mỗi gia đình, đoàn ân cần thăm hỏi sức khỏe, lắngnghe chia sẻ về cuộc sống thường ngày, đồng thời bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đôívới những hy sinh, đóng góp to lớn của các Mẹ và các cô, chú thương binh trongsự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Mỗi gia đình đều đượctrao tặng một phần quà đầy nghĩa tình, thể hiện sự biết ơn của thế hệ hôm nay đôívới thế hệ đi trước.
Những câu chuyện của các ông, các bác cựu chiến binh khôngchỉ chia sẻ về quá khứ, mà còn thức tỉnh nhận thức sâu sắc với bản thân mỗi họcsinh. Giúp các em có thêm bài học sống động mà không cuốn sách nào có thể truyềntải hết. Hơn nữa, những cuộc gặp gỡ, trò chuyện này khiến học sinh trân trọngnhững gì đang có, sống trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và đất nước.
Còn tại Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai, các emhọc sinh khối 4 đã có một trải nghiệm đầy ý nghĩa trước khi bắt đầu kỳ nghỉ hètại Đại đội Trinh sát cơ giới tỉnh Lào Cai. Được tận mắt chứng kiến những giờhuấn luyện đầy khắc nghiệt, tham gia các hoạt động như duyệt đội ngũ, võ thuật,thậm chí là cùng các chú bộ đội nấu ăn, trồng rau xanh, gấp chăn màn, các emkhông chỉ hiểu thêm về cuộc sống của người lính mà còn cảm nhận được tình yêunước và trách nhiệm của các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc.
Trong đêm giao lưu, các chiến sĩ biên phòng còn chia sẻ vềnhững ngày tháng vất vả nơi biên cương. Các em học sinh và người dân địa phươngđã hiểu thêm về cuộc sống của các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ từng tấc đấtthiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết quân - dân. Cảm xúccủa mọi người đều tràn ngập khi những câu chuyện lịch sử sống động được kể lại,giúp các em hiểu rõ hơn về sự hy sinh của thế hệ đi trước để bảo vệ độc lập, tựdo của dân tộc.