Thủ tướng: Thành lập ngay đoàn đàm phán do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn

Tối 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ cuộc thứ 4 liên quan đến việc Hoa Kỳ thực hiện chính sách thuế quan mới.

Tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị trong ngày mai (11/4) phải thành lập ngay đoàn đàm phán do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn, cùng với các thành viên phải chuyên nghiệp, tinh hoa, có trách nhiệm cao.... để xây dựng kịch bản, phương án, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ cuộc thứ 4 liên quan đến việc Hoa Kỳ thực hiện chính sách thuế quan mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ cuộc thứ 4 liên quan đến việc Hoa Kỳ thực hiện chính sách thuế quan mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian qua các Bộ, ngành đã nắm tình hình, phản ứng, thực thi chính sách kịp thời, linh hoạt. Với tinh thần bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, coi trọng trí tuệ, coi trọng thời gian, coi trọng quyết đoán đúng thời điểm, có hiệu quả. Tiếp theo Nhật Bản và Hàn Quốc thì Hoa Kỳ đồng ý tuyên bố đàm phán, thỏa thuận về thương mại đối ứng với Việt Nam với mục tiêu giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước theo hướng cân bằng bền vững, lâu dài.

Theo Thủ tướng, thời gian tới cần tập trung nắm chắc diễn biến tình hình, nhanh chóng, kịp thời đề xuất các chính sách và thực thi chính sách kịp thời. Với quan điểm, mục tiêu là tiếp tục ổn định tình hình trong nước, ổn định lòng dân, ổn định các nhà đầu tư, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần ổn định trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển; thúc đẩy phát triển để bảo vệ tổ quốc, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thủ tướng đề nghị trong ngày mai (11/4) phải thành lập ngay đoàn đàm phán do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn.

Thủ tướng đề nghị trong ngày mai (11/4) phải thành lập ngay đoàn đàm phán do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn.

Về mục tiêu cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, không để tăng bội chi, kiểm soát được nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách. Đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp, người dân thích ứng linh hoạt với tình hình mới, giảm phụ thuộc vào 1 thị trường; thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thu hút FDI tốt hơn, chất lượng hơn.

"Quan điểm là đặt tổng thể trong sự phát triển chung đất nước, trong mối quan hệ chung của quốc tế; Giải quyết vấn đề này nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề khác. Giải quyết đối tác này nhưng không ảnh hưởng đến đối tác khác; giải quyết công việc nhưng không để ảnh hưởng đến tổng thế mối quan hệ với 17 FTA đã ký kết, với hơn 60 thị trường trên thế giới", Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là thời cơ để tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhanh nhưng bền vững; tái cấu trúc doanh nghiệp, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng... Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp tham gia các thị trường lớn, các chuỗi cung ứng lớn của thế giới.

Về các giải pháp cụ thể, theo Thủ tướng cần tập trung vào chính sách tài khóa; giãn, hoãn thuế và miễn thuế cho các đối tượng chịu tác động. Với những vấn đề liên quan đến pháp luật cần nghiên cứu, sửa đổi thì đề nghị tập hợp để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết. Về phí, lệ phí, tiền thuê đất cần làm rõ, làm dứt điểm, mở rộng thêm và kéo dài thời gian. Thủ tướng cũng đề nghị tập đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đưa nguồn lực ra nền kinh tế, tạo công ăn việc cho người dân, tránh lãng phí.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp.

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng đề nghị tập trung ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi xuất, tiết giảm chi phí, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, tiếp tục giảm mặt bằng lãi xuất cho vay, nhất là những đối tượng chịu tác động bởi chính sách như: cho nông dân nuôi trồng thủy, hải sản. Thủ tướng cũng cho biết sắp tới sẽ có gói tín dụng 500.000 tỷ cho đầu tư phát triển, hạ tầng, khoa học công nghệ... để kích cầu tiêu dùng trong nước.

Thủ tướng cũng đề nghị tập trung nhóm nhiệm vụ giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền theo Nghị quyết 66 của Chính phủ, giảm 30% thời gian để giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, người dân: "Kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, chuyển đổi cho doanh nghiệp, thích ứng với tình hình mới. Hỗ trợ, giải quyết khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Cải thiện môi trường đầu tư; giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề nghị xây dựng Quỹ hỗ trợ đầu tư, xây dựng cổng thu hút đầu tư 1 cửa quốc gia. Rà soát sửa đổi kịp thời các văn bản gây cản trở sản xuất kinh doanh".

Các đại biểu dự phiên họp.

Các đại biểu dự phiên họp.

Thủ tướng đề nghị rà soát lại số người lao động bị tác động bởi chính sách để báo cáo Chính phủ trước 20/4; đẩy mạnh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; sớm trình Quốc hội dự thảo Luật Lao động; cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm... Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chuyển đổi để thích ứng với tình hình mới.

"Trước mắt, ngay trong ngày 11/4, phải thành lập đoàn đàm phán do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn, cùng với các thành viên phải chuyên nghiệp, tinh hoa, có trách nhiệm cao để xây dựng kịch bản, phương án; trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị.

Lại Hoa/VOV

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-thanh-lap-ngay-doan-dam-phan-do-bo-truong-cong-thuong-lam-truong-doan-post1191125.vov