Thực dưỡng không điều trị được ung thư

Rất nhiều người tin rằng thực dưỡng với cơm lứt muối vừng sẽ giúp chữa bệnh, kể cả bệnh ung thư. Nhưng các bác sĩ Đông và Tây y không nghĩ như vậy.Thực hư chế độ ăn thực dưỡng chữa được ung thư?Hiểu đúng về thực dưỡngHiểu đúng về triết lý Âm – Dương trong thực dưỡngBác sĩ Trần Văn Phúc – khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội: Ông George Ohsawa – một triết gia người Nhật Bản – là người truyền bá phong trào thực dưỡng rộng rãi trên thế giới. Chính cha đẻ của tác giả thiền thông qua thực dưỡng George Ohsawa luôn cho rằng phương pháp ăn kiêng hà khắc của ông sẽ giúp người ta thoát khỏi bệnh hiểm nghèo và theo đó người già sẽ chết một cách tự nhiên chứ không phải chết vì bệnh tật đau đớn. Trên thực tế, Ohsawa bị nhồi máu cơ tim và đột ngột qua đời ở tuổi 74. Nhiều học trò trung thành của Ohsawa và Kushi cũng đã chết vì những căn bệnh hiểm nghèo.Ông Ohsawa đã rất thành công trong việc truyền cảm hứng để nhiều người thực hành ăn kiêng. Kushi cũng đã rất thành công khi rao giảng 'Thực dưỡng Ohsawa' như một phép màu về sức khỏe. Học trò của họ cũng đã rất thành công khi truyền tải những thông điệp tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Nhưng dường như họ đã thất bại trong chính cuộc sống cá nhân của mình khi áp dụng Bác sĩ CK 2 Huỳnh Tấn Vũ –Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B12… nhưng ít hơn so với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Nếu ăn kiểu thực dưỡng trong thời gian dài mà không bổ sung đầy đủ chất, con người có thể rơi vào tình trạng thiếu máu.Trong việc phòng và điều trị ung thư, điều quan trọng là phải có chế độ ăn uống cân bằng, chứ không thiên lệch về trường phái ăn uống nào đó. Ăn uống cân bằng tức là sẽ tận dụng được các nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế tác hại khi ăn quá nhiều thực vật hay động vật.Khi chưa bị bệnh, việc ăn uống cân bằng để có cơ thể khỏe mạnh, từ đó tạo lá chắn cho cơ thể phòng chống mọi b

(SGTT) – Rất nhiều người tin rằng thực dưỡng với cơm lứt muối vừng sẽ giúp chữa bệnh, kể cả bệnh ung thư. Nhưng các bác sĩ Đông và Tây y không nghĩ như vậy.

Thực hư chế độ ăn thực dưỡng chữa được ung thư?

Hiểu đúng về thực dưỡng

Hiểu đúng về triết lý Âm – Dương trong thực dưỡng

Bác sĩ Trần Văn Phúc

– khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội:

Ông George Ohsawa – một triết gia người Nhật Bản – là người truyền bá phong trào thực dưỡng rộng rãi trên thế giới. Chính cha đẻ của tác giả thiền thông qua thực dưỡng George Ohsawa luôn cho rằng phương pháp ăn kiêng hà khắc của ông sẽ giúp người ta thoát khỏi bệnh hiểm nghèo và theo đó người già sẽ chết một cách tự nhiên chứ không phải chết vì bệnh tật đau đớn. Trên thực tế, Ohsawa bị nhồi máu cơ tim và đột ngột qua đời ở tuổi 74. Nhiều học trò trung thành của Ohsawa và Kushi cũng đã chết vì những căn bệnh hiểm nghèo.

Ông Ohsawa đã rất thành công trong việc truyền cảm hứng để nhiều người thực hành ăn kiêng. Kushi cũng đã rất thành công khi rao giảng “Thực dưỡng Ohsawa” như một phép màu về sức khỏe. Học trò của họ cũng đã rất thành công khi truyền tải những thông điệp tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Nhưng dường như họ đã thất bại trong chính cuộc sống cá nhân của mình khi áp dụng

Bác sĩ CK 2 Huỳnh Tấn Vũ –

Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:

Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B12… nhưng ít hơn so với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Nếu ăn kiểu thực dưỡng trong thời gian dài mà không bổ sung đầy đủ chất, con người có thể rơi vào tình trạng thiếu máu.

Trong việc phòng và điều trị ung thư, điều quan trọng là phải có chế độ ăn uống cân bằng, chứ không thiên lệch về trường phái ăn uống nào đó. Ăn uống cân bằng tức là sẽ tận dụng được các nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế tác hại khi ăn quá nhiều thực vật hay động vật.

Khi chưa bị bệnh, việc ăn uống cân bằng để có cơ thể khỏe mạnh, từ đó tạo lá chắn cho cơ thể phòng chống mọi bệnh tật. Khi đã bị bệnh, ăn uống cân bằng sẽ giúp cơ thể có năng lượng để phục hồi, chống chọi lại với bệnh tật.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất hiện nay để phòng bệnh ung thư. Khi phát hiện ra bệnh, nên bình tĩnh và tin tưởng vào thầy thuốc điều trị cho mình để có cuộc sống vui khỏe phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Bác sĩ CK 2 Nguyễn Văn Tiến

– Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TPHCM:

Muốn sống khỏe, chúng ta nên ăn sạch, điều độ và siêng tập thể dục. Tiêu hóa muốn tốt, thì ăn gạo trắng, còn muốn ăn cám thì thêm dầu gạo, vậy là đủ. Mỗi bữa ăn cần đầy đủ chất đạm, đường và chất béo theo tỷ lệ nhất định. Việc kiêng khem phiến diện trong chế độ ăn uống với bất kể chất nào cũng có nguy cơ gây mất cân bằng cho cơ thể, từ đó khởi phát nhiều hệ lụy bệnh tật. Do đó, mọi người nên tự nhận thức cho bản thân mình và khuyên bảo người thân đừng nên mắc phải sai lầm về nhận thức vì sẽ làm trầm trọng hơn tiến trình điều trị ung thư.

Khối ung thư có mạch máu nuôi thông nối với mạch máu người bệnh, vì vậy nhịn đói là cả hai (khối u và người bệnh) cùng đói nhưng cơ thể người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng nề hơn. Nguy hiểm hơn, khi đó người bệnh không thể tiếp nhận được các phương pháp điều trị: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Chế độ ăn kiêng, nhịn ăn sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nhân chưa chết vì bệnh ung thư thì đã chết vì cơ thể suy kiệt.

Đáng tiếc thay, nhiều người bỏ thuốc, bỏ xạ trị, hóa trị một thời gian dài ăn cơm lứt với muối mè đến suy kiệt cơ thể, sụt cả chục cân, cơ thể tiều tụy, mất sức mới nhập viện cấp cứu. Do đó, các bác sĩ khẳng định rằng, điều trị ung thư bằng chế độ ăn thực dưỡng là phản khoa học. Đây là phương pháp ăn uống thiếu chất, làm cơ thể suy kiệt, suy giảm sức đề kháng và bệnh nhân chết nhanh hơn.

Nhung Hoàng ghi

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/thuc-duong-khong-dieu-tri-duoc-ung-thu/