Thực hư vụ thanh niên 24 tuổi nhiễm HIV nghi do đi cắt tóc, gội đầu ngoài tiệm theo cách nhìn của chuyên gia

Việc dùng chung dao cạo râu cho nhiều người hay dùng chung kim khi đi phun, xăm thẩm mỹ đều là nguy cơ lây nhiễm HIV khi dụng cụ này được dùng cho cả người nhiễm HIV mà không được khử trùng đúng cách.

Chia sẻ trên PNVN, Anh Ngô Tấn Huỳnh - chuyên viên tư vấn HIV hỗ trợ cộng đồng cho biết, vừa qua trung tâm đã tiếp nhận nam thanh niên 24 tuổi (quận Tân Phú, TPHCM) bị nhiễm HIV, nghi ngờ nguyên nhân đến từ việc đi cắt tóc gội đầu.

Theo lời kể của bệnh nhân, bình thường, cậu vẫn đi cắt tóc gội đầu ở tiệm quen. Tuy nhiên, gần 3 tháng trước, anh có cắt tóc gội đầu khác. Trong lúc cạo mặt, nhân viên có làm trầy nhẹ mặt dẫn đến chảy một ít máu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3 tháng sau bỗng thấy nổi hạch ở cổ, cảm thấy lo lắng, cậu quyết định đến đây thăm khám. Kết quả nhiễm HIV khiến cậu ngã ngửa.

Anh Ngô Tấn Huỳnh chia sẻ, đây là trường hợp hiếm hoi đến anh thăm khám, bị nhiễm HIV nghi ngờ liên quan đến việc cắt tóc gội đầu. Bản thân anh chưa từng tiếp nhận những trường hợp như thế này trước đây.

Cẩn trọng với nguy cơ lây nhiễm HIV

Mặc dù nhiều trường hợp vẫn chưa biết chính thức mình lây nhiễm HIV từ đâu, nhưng qua phân tích của các chuyên gia y tế về những con đường lây nhiễm HIV khiến nhiều người phải giật mình, vì phơi nhiễm HIV có thể đến từ nhiều nguyên nhân khó tin trong sinh hoạt hành ngày.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã từng chỉ ra những nguy cơ có thể lây nhiễm HIV từ sinh hoạt hằng ngày như quan hệ tình dục thông thường, dùng chung kim tiêm, kìm cắt móng tay, bàn chải đánh răng hay gội đầu cho nhiều người mà trong đó có người nhiễm HIV nếu gây chảy máu thì hoàn toàn có thể là những nguy cơ có thể lây nhiễm HIV cho người khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ, dụng cụ làm móng nếu chỉ sử dụng cho một người thì không sao nhưng nếu sử dụng cho nhiều người, trong đó có người nhiễm HIV thì khả năng lây nhiễm HIV có thể xảy ra khi bị chảy máu. Việc dùng chung dao cạo râu cho nhiều người hay dùng chung kim khi đi phun, xăm thẩm mỹ cũng đều là nguy cơ lây nhiễm HIV khi dụng cụ này được dùng cho cả người nhiễm HIV mà không được khử trùng đúng cách thì người sử dụng sau cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, các chủ cơ sở phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp khử trùng và người dân cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV.

Bác sĩ khuyến cáo để an toàn mọi người tuyệt đối không dùng chung các vật dụng này, đặc biệt, nếu đi làm móng tại các tiệm nails thì nên mang theo dụng cụ làm móng (như kìm bấm móng, kéo, dũa...) của bản thân.

HIV không còn là “án tử” nếu được điều trị ngay

Theo các chuyên gia y tế, 3 con đường chính lây truyền HIV hiện nay là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, lây truyền HIV qua con đường tiêm chích ma túy (dùng chung bơm kim tiêm tại cùng 1 thời điểm) là hình thái lây truyền chủ yếu.

Tuy nhiên, với những bơm kim tiêm đã sử dụng có dính máu vứt ngoài môi trường, nếu không may bị giẫm vào, bị đâm, thì xác suất nhiễm HIV thấp hơn, chỉ khoảng 0,3% và không phải tất cả mũi tiêm đều có thể làm lây nhiễm bệnh. Virus HIV trong bơm kim tiêm có thể sống 5 ngày trong môi trường còn nếu lâu hơn thì khó có thể làm lây nhiễm bệnh được.

Với các loại thuốc và phương pháp điều trị hiện nay, HIV không còn là “án tử” nữa, người nhiễm HIV vẫn hoàn toàn có thể có cuộc sống như bình thường. Nếu người bị nhiễm HIV được xác định sớm và đi điều trị ngay, điều trị đúng phác đồ bằng thuốc ARV thì sau 3 tháng tuân thủ điều trị, nồng độ virus HIV trong máu sẽ giảm mạnh, người nhiễm sẽ bắt đầu khỏe mạnh trở lại gần như bình thường, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác rất thấp.

Thanh long Việt Nam phải dừng bán tại các siêu thị tại Anh

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thuc-hu-vu-thanh-nien-24-tuoi-nhiem-hiv-nghi-do-di-cat-toc-goi-dau-ngoai-tiem-theo-cach-nhin-cua-chuyen-gia-172230905103256835.htm