Thực trạng canxi đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long từ kết quả chương trình 'Canh tác lúa thông minh'
Đối với đất, canxi giúp gia tăng độ bão hòa base của đất, đuổi mặn, tạo cấu trúc và kềm giữ chất hữu cơ trong đất. Còn đối với lúa, canxi là dưỡng chất quan trọng, giúp cứng cây, đứng lá, kháng sâu bệnh, chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường như mặn, phèn, ngộ độc hữu cơ…
Để tạo ra một tấn hạt, cây lúa cần hấp thụ đến 4kg canxi, nhiều hơn cả lân (chỉ 3kg P/tấn hạt). Ngoài ra, canxi còn là dưỡng chất chủ yếu của vi sinh vật trong đất.
Để đánh giá một số đặc tính về độ phì nhiêu đất trong đó có canxi, năm 2022 chương trình “Canh tác lúa thông minh” (là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty cổ phần ) đã thu thập 76 mẫu đất vào đầu 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu tại 38 điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 1). Mỗi mẫu đất được lấy 5 điểm theo đường chéo gốc ở độ sâu 0-20cm.
Kết quả phân tích đất (Bảng 1) cho thấy hàm lượng canxi trao đổi của tất cả các mẫu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đủ cho nhu cầu của cây lúa (Ca >1 meq/100g đất). Còn Mg trao đổi cũng vậy, hầu hết đều đủ cho cây lúa, ngoại trừ những điểm ở phía thượng lưu sông Cửu Long thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp dưới ngưỡng đủ (Mg <3 meq/100g đất).
Tuy nhiên, của cây lúa còn tùy thuộc vào tỷ số Ca/Mg. Để cây hấp thụ được đầy đủ canxi thì tỷ số Ca/Mg trong đất phải từ 3-4. Dựa trên sự phân bố của tỷ số Ca/Mg cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long có 3 tiểu vùng sinh thái (Hình 2), phù hợp với quy luật trầm tích sông/ biển của quá trình hình thành đất Đồng bằng sông Cửu Long và có thể được sử dụng trong quản lý độ phì nhiêu đất. Vùng 1 là vùng ven biển (trầm tích nước mặn) có Ca/Mg <1; Vùng trung châu thổ (trầm tích nước mặn ngọt hỗn hợp) có tỷ số Ca/Mg từ 1-3; Vùng thượng lưu (trầm tích nước ngọt) có tỷ số Ca/Mg > 3.

Hình 1
Hàm lượng dưỡng chất canxi trong đất tăng dần từ Vùng 1 (Trầm tích biển) đến vùng 3 (trầm tích sông). Còn Mg thì ngược lại giảm dần từ vùng 1 đến vùng 3 (Bảng 1). Quy luật này đã gây ra sự mất cân đối Ca/Mg (<3) ở vùng 1 và vùng 2. Vì vậy cần bón phân có bổ sung canxi cho 2 vùng này. Nhiều thí nghiệm bón canxi đã làm tăng năng suất lúa có ý nghĩa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, canxi còn làm vững chắc vách tế bào giúp lúa cứng cây, giảm đổ ngã.
Bảng 1

Trên cơ sở thực trạng phì nhiêu đất từ kết quả của Chương trình Canh tác lúa thông minh ở Đồng bằng sông Cửu Long, một dòng phân bón cải thiện độ phì nhiêu đất "Đầu Trâu Bio-Canxi" đã ra đời nhằm cung cấp canxi và vi sinh vật có lợi cho đất; giúp đuổi mặn, hạ phèn, gia tăng pH đất; phân hủy nhanh rơm rạ trên ruộng hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ và giảm phát thải; cố định N và phân giải P trong đất.

Hình 2
Kết quả các mô hình bón Bio-Canxi ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh cho thấy pH dung dịch đất lúa đầu vụ tăng lên, rơm rạ được phân hủy tốt hơn và axit hữu cơ giảm hơn có ý nghĩa so với đối chứng (Bảng 2). Năng suất trung bình của các mô hình là 7,62 tấn/ha cao hơn so với đối chứng 1,07 tấn/ha (tăng 16,5 %).
Bảng 2
