Thương mại điện tử bùng nổ, quyền lợi người tiêu dùng bị thách thức

Chia sẻ tại hội thảo hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp 'Một số cập nhật về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử', sáng ngày 12/6, bà Phạm Quế Anh - chuyên gia Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cho rằng thương mại điện tử bùng nổ, quyền lợi người tiêu dùng bị thách thức.

Theo bà Phạm Quế Anh - chuyên gia Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), thương mại truyền thống giao dịch chỉ bó hẹp diễn ra trong các cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc tại tư gia của người tiêu dùng (NTD). Thương mại điện tử bùng phát nhanh, tạo ra cơ hội cho NTD, có nhiều lựa chọn hơn, bao gồm cả hàng hóa, sản phẩm tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn, bởi ranh giới của thị trường được mở rộng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới, giao dịch diễn ra qua mạng Internet, trên trang web của người bán hoặc trên nền tảng của bên thứ ba. NTD không được kiểm tra chất lượng hàng hóa, bởi vậy họ phải dựa vào việc thu thập thông tin các nghiên cứu trước đó, hoặc đánh giá của người mua khác.

Thanh toán qua internet hàng hóa được gửi đến cho NTD, thường qua bên thứ ba, hoặc thanh toán khi nhận hàng (COD). Do đó, NTD gặp phải nhiều rủi ro khi lựa chọn và thanh toán hàng hóa, quyền lợi NTD bị thách thức.

Các chuyên gia tham dự hội thảo đánh giá cao đến các điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2023, trong bối cảnh quyền lợi NTD tham gia thương mại điện tử đang bị thách thức.

Các chuyên gia tham dự hội thảo đánh giá cao đến các điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2023, trong bối cảnh quyền lợi NTD tham gia thương mại điện tử đang bị thách thức.

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách NTD(CPRC) cho biết, có tới 83% người Úc đã từng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi một trang web hay ứng dụng điện thoại lợi dụng thiết kế giao diện gây ảnh hưởng tiêu cực đế quyền lợi NTD.

Thách thức đặt ra đối với NTD khi tham gia thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới là những rủi ro khó định danh cho cả người mua lẫn người bán. NTD khó xác định quy định liên quan hay quốc gia, cơ quan có quyền tài phán để giải quyết những rủi ro.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế đã đề cập và đánh giá cao đến các điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2023 đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 (thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010).

Để hài hòa với các cam kết quốc tế và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới diễn ra mạnh mẽ, ông Hồ Tùng Bách - Phó Trưởng ban, Ban Bảo vệ NTD, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã đề cập đến những điểm mới quan trọng của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD2023.

Theo đó, luật mở rộng phạm vi đối với cả những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho NTD ở Việt Nam. Ngoài ra, luật có rất nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin NTD, NTD dễ bị tổn thương.

Luật cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ liên tục, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm. Đồng thời, quy định 7 nhóm đối tượng đặc thù (người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, được ưu tiên bảo vệ).

Ở góc độ kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ NTD, bà Sita Zimpel - Giám đốc Dự án ASEAN SME (GIZ) cho hay, năm 2023, ASEAN cũng ra mắt Bộ hướng dẫn Bảo vệ NTD trong thương mại điện tử. Điều này giúp thay đổi nhận thức về bảo vệ NTD, hướng tới hài hòa hóa các quy định pháp luật giữa các quốc gia trong khu vực và qua đó, thúc đẩy thương mại bền vững.

Ngân Hà

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so/thuong-mai-dien-tu-bung-no-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-bi-thach-thuc/20240612011236173