Tiêm kích F-16 'lột xác' nhờ hệ thống tác chiến điện tử mới

Hệ thống tác chiến điện tử Viper AN/ALQ-257 (IVEWS) đã trải qua thử nghiệm mô phỏng thành công giúp tăng cường khả năng tác chiến của F-16.

Một hệ thống tác chiến điện tử mới do tập đoàn Northrop Grumman sản xuất cho máy bay chiến đấu F-16 đã vượt qua thử nghiệm mô phỏng, trong trình giả lập của không quân Mỹ.

Một hệ thống tác chiến điện tử mới do tập đoàn Northrop Grumman sản xuất cho máy bay chiến đấu F-16 đã vượt qua thử nghiệm mô phỏng, trong trình giả lập của không quân Mỹ.

Northrop cho biết các bản nâng cấp được đặt tên là Bộ tác chiến điện tử Viper tích hợp AN/ALQ-257 hay IVEWS hoạt động tốt hơn so với các điểm chuẩn được thiết lập trong thử nghiệm mô phỏng.

Northrop cho biết các bản nâng cấp được đặt tên là Bộ tác chiến điện tử Viper tích hợp AN/ALQ-257 hay IVEWS hoạt động tốt hơn so với các điểm chuẩn được thiết lập trong thử nghiệm mô phỏng.

Hệ thống tác chiến điện tử mới sẽ cho phép F-16 chống lại các mối đe dọa bằng tần số vô tuyến hiện đại, đồng thời giúp F-16 có thể tìm và đánh bại các loại máy bay được trang bị cảm biến và vũ khí tiên tiến hiện nay.

Hệ thống tác chiến điện tử mới sẽ cho phép F-16 chống lại các mối đe dọa bằng tần số vô tuyến hiện đại, đồng thời giúp F-16 có thể tìm và đánh bại các loại máy bay được trang bị cảm biến và vũ khí tiên tiến hiện nay.

IVEWS có bộ khuếch đại công suất băng thông rộng tạo ra vùng phủ sóng rộng hơn, đồng thời cho phép máy bay phản ứng nhanh hơn để phát hiện các mối đe dọa đến từ mọi hướng.

IVEWS có bộ khuếch đại công suất băng thông rộng tạo ra vùng phủ sóng rộng hơn, đồng thời cho phép máy bay phản ứng nhanh hơn để phát hiện các mối đe dọa đến từ mọi hướng.

James Conroy, Phó Chủ tịch phụ trách dự án cho biết: “Khi các mối đe dọa bằng tần số vô tuyến tiên tiến tiếp tục gia tăng, sự bảo vệ do IVEWS cung cấp là rất cần thiết”.

James Conroy, Phó Chủ tịch phụ trách dự án cho biết: “Khi các mối đe dọa bằng tần số vô tuyến tiên tiến tiếp tục gia tăng, sự bảo vệ do IVEWS cung cấp là rất cần thiết”.

Vào tháng 1/2021, không quân Mỹ đã mời Northrop thực hiện dự án với tư cách là nhà thầu duy nhất. Vào thời điểm đó, Northrop cho biết hệ thống mới của họ sẽ tương thích với radar AN/APG-83 trên các máy bay phản lực, mà công ty cũng sản xuất.

Vào tháng 1/2021, không quân Mỹ đã mời Northrop thực hiện dự án với tư cách là nhà thầu duy nhất. Vào thời điểm đó, Northrop cho biết hệ thống mới của họ sẽ tương thích với radar AN/APG-83 trên các máy bay phản lực, mà công ty cũng sản xuất.

IVEWS cung cấp hệ thống tác chiến điện tử thế hệ tiếp theo tích hợp bên trong F-16 và nó có thể tương tác với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) APG-83 trên máy bay. Hệ thống gây nhiễu dựa trên bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số (DRFM) cung cấp khả năng chống lại các mối đe dọa nguy hiểm hơn.

IVEWS cung cấp hệ thống tác chiến điện tử thế hệ tiếp theo tích hợp bên trong F-16 và nó có thể tương tác với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) APG-83 trên máy bay. Hệ thống gây nhiễu dựa trên bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số (DRFM) cung cấp khả năng chống lại các mối đe dọa nguy hiểm hơn.

Thiếu tá Charles Prichard, Trưởng phòng Tích hợp Chiến tranh Điện tử trong Văn phòng Chương trình Hệ thống F-16 cho biết: “IVEWS phù hợp với kế hoạch tác chiến điện tử của không quân Mỹ, đó cũng là giải pháp giúp cải thiện khả năng sống sót và khả năng sát thương của F-16 trước các mối đe dọa hiện tại và tương lai”.

Thiếu tá Charles Prichard, Trưởng phòng Tích hợp Chiến tranh Điện tử trong Văn phòng Chương trình Hệ thống F-16 cho biết: “IVEWS phù hợp với kế hoạch tác chiến điện tử của không quân Mỹ, đó cũng là giải pháp giúp cải thiện khả năng sống sót và khả năng sát thương của F-16 trước các mối đe dọa hiện tại và tương lai”.

Viper Shield AN/ALQ-257 được thiết kế với ít thành phần hơn các hệ thống tương tự thế hệ trước. Điều này không chỉ giúp hệ thống nhỏ gọn hơn và giảm trọng lượng, mà còn hạn chế được những lần phải bảo dưỡng, bảo trì, cũng như tiết kiệm chi phí hoạt động của hệ thống.

Viper Shield AN/ALQ-257 được thiết kế với ít thành phần hơn các hệ thống tương tự thế hệ trước. Điều này không chỉ giúp hệ thống nhỏ gọn hơn và giảm trọng lượng, mà còn hạn chế được những lần phải bảo dưỡng, bảo trì, cũng như tiết kiệm chi phí hoạt động của hệ thống.

Công nghệ COTS cho phép nâng cao hiệu suất hệ thống, yếu tố hình thức nhỏ hơn, giảm trọng lượng và nâng cấp dễ dàng hơn trong tương lai, điều này hạn chế sự lỗi thời của hệ thống này trước các hệ thống tương tự của Nga và Trung Quốc.

Công nghệ COTS cho phép nâng cao hiệu suất hệ thống, yếu tố hình thức nhỏ hơn, giảm trọng lượng và nâng cấp dễ dàng hơn trong tương lai, điều này hạn chế sự lỗi thời của hệ thống này trước các hệ thống tương tự của Nga và Trung Quốc.

Northrop cho biết quá trình thử nghiệm đã “tiêm” các xung radar phòng không mô phỏng vào hệ thống tác chiến điện tử để đảm bảo hệ thống này có thể nhận biết và chống lại các mối đe dọa tiên tiến hiện nay.

Northrop cho biết quá trình thử nghiệm đã “tiêm” các xung radar phòng không mô phỏng vào hệ thống tác chiến điện tử để đảm bảo hệ thống này có thể nhận biết và chống lại các mối đe dọa tiên tiến hiện nay.

Với sự nâng cấp bổ sung này, không quân Mỹ hi vọng sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng tác chiến của F-16 cũng như kéo dài thời gian phục vụ của dòng máy bay này.

Với sự nâng cấp bổ sung này, không quân Mỹ hi vọng sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng tác chiến của F-16 cũng như kéo dài thời gian phục vụ của dòng máy bay này.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-f-16-lot-xac-nho-he-thong-tac-chien-dien-tu-moi-1844818.html