Tiêm kích F-16 trở thành sát thủ trên không sau khi tích hợp LRASM và JSOW

Tiêm kích F-16 sẽ được trang bị thêm nhiều vũ khí mới, đó là tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM và bom lượn tầm xa AGM-154C JSOW.

Bộ Tư lệnh Hàng không Hải quân Mỹ (NAVAIR) đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Lockheed Martin để tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C-1 LRASM trên tiêm kích F-16 của Không quân.

Bộ Tư lệnh Hàng không Hải quân Mỹ (NAVAIR) đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Lockheed Martin để tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C-1 LRASM trên tiêm kích F-16 của Không quân.

Hiện tại tên lửa AGM-158C LRASM đã được trang bị cho tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet, máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer và máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon.

Hiện tại tên lửa AGM-158C LRASM đã được trang bị cho tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet, máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer và máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon.

Bên cạnh đó, công việc đang được tiến hành để tích hợp tên lửa này vào máy bay chiến đấu F-35B và khả năng trang bị vũ khí nói trên cho tiêm kích hạng nặng F-15E/EX cũng đang được thảo luận.

Bên cạnh đó, công việc đang được tiến hành để tích hợp tên lửa này vào máy bay chiến đấu F-35B và khả năng trang bị vũ khí nói trên cho tiêm kích hạng nặng F-15E/EX cũng đang được thảo luận.

Theo trang Defense Post, Lầu Năm Góc đang tích cực thúc đẩy việc trang bị vũ khí tầm xa cho máy bay của mình để chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo trang Defense Post, Lầu Năm Góc đang tích cực thúc đẩy việc trang bị vũ khí tầm xa cho máy bay của mình để chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Tuy nhiên việc chỉ dựa vào vũ khí tầm xa là không đủ để giành chiến thắng trong xung đột, bởi vì không thể gây áp lực liên tục lên đối phương", Thiếu tướng Không quân Mỹ Joseph Kunkel cho biết.

"Tuy nhiên việc chỉ dựa vào vũ khí tầm xa là không đủ để giành chiến thắng trong xung đột, bởi vì không thể gây áp lực liên tục lên đối phương", Thiếu tướng Không quân Mỹ Joseph Kunkel cho biết.

Ông Kunkel nhấn mạnh: "Tôi khẳng định chắc chắn rằng chúng ta không chuyển toàn bộ sang các lực lượng tầm xa này vì chúng đơn giản là không hiệu quả".

Ông Kunkel nhấn mạnh: "Tôi khẳng định chắc chắn rằng chúng ta không chuyển toàn bộ sang các lực lượng tầm xa này vì chúng đơn giản là không hiệu quả".

Thay vào đó, Tướng Kunkel đề xuất đến nhu cầu về một phương pháp tiếp cận kết hợp giữa khả năng tấn công tầm xa với việc triển khai quân ở tiền tuyến để đạt được và duy trì động lực nhằm giành lợi thế.

Thay vào đó, Tướng Kunkel đề xuất đến nhu cầu về một phương pháp tiếp cận kết hợp giữa khả năng tấn công tầm xa với việc triển khai quân ở tiền tuyến để đạt được và duy trì động lực nhằm giành lợi thế.

Cần nói thêm AGM-158C LRASM là tên lửa chống hạm tầm xa, dẫn đường chính xác, có khả năng tàng hình cao, được phát triển bởi Tập đoàn Lockheed Martin.

Cần nói thêm AGM-158C LRASM là tên lửa chống hạm tầm xa, dẫn đường chính xác, có khả năng tàng hình cao, được phát triển bởi Tập đoàn Lockheed Martin.

Tên lửa này dựa trên biến thể AGM-158 JASSM và được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển ở phạm vi lên tới 1.000 km. Quá trình phát triển bắt đầu vào năm 2009 và các cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 2013.

Tên lửa này dựa trên biến thể AGM-158 JASSM và được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển ở phạm vi lên tới 1.000 km. Quá trình phát triển bắt đầu vào năm 2009 và các cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 2013.

AGM-158C LRASM được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ xuyên phá nặng 454 kg. Do hình dạng và lớp phủ đặc biệt, tên lửa có khả năng tàng hình trên màn hình radar của đối phương.

AGM-158C LRASM được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ xuyên phá nặng 454 kg. Do hình dạng và lớp phủ đặc biệt, tên lửa có khả năng tàng hình trên màn hình radar của đối phương.

Hệ thống dẫn đường cho phép nó tự động phát hiện và xác định mục tiêu. Bên cạnh đó, quả đạn cũng trao đổi dữ liệu với các tên lửa khác, phân chia nhiệm vụ giữa chúng một cách hiệu quả.

Hệ thống dẫn đường cho phép nó tự động phát hiện và xác định mục tiêu. Bên cạnh đó, quả đạn cũng trao đổi dữ liệu với các tên lửa khác, phân chia nhiệm vụ giữa chúng một cách hiệu quả.

Diễn biến khác đáng chú ý khác là NAVAIR mới đây đã thông báo về việc Tập đoàn Raytheon sẽ được trao hợp đồng tích hợp tên lửa - bom lượn JSOW AGM-154C Block III vào tiêm kích F-16 Block 70.

Diễn biến khác đáng chú ý khác là NAVAIR mới đây đã thông báo về việc Tập đoàn Raytheon sẽ được trao hợp đồng tích hợp tên lửa - bom lượn JSOW AGM-154C Block III vào tiêm kích F-16 Block 70.

Thông tin này được nhà báo Colby Badhwar của ấn phẩm Insider cho biết. Theo nhà phân tích, bom lượn JSOW hiện chỉ được tích hợp trên các phiên bản máy bay F-16 Block 40/50 cũ hơn.

Thông tin này được nhà báo Colby Badhwar của ấn phẩm Insider cho biết. Theo nhà phân tích, bom lượn JSOW hiện chỉ được tích hợp trên các phiên bản máy bay F-16 Block 40/50 cũ hơn.

Tuy nhiên nhờ hợp đồng này, các quốc gia khai thác tiêm kích F-16 Block 70 trong tương lai sẽ có thể tích hợp vũ khí nói trên vào máy bay của họ một cách dễ dàng hơn nhiều.

Tuy nhiên nhờ hợp đồng này, các quốc gia khai thác tiêm kích F-16 Block 70 trong tương lai sẽ có thể tích hợp vũ khí nói trên vào máy bay của họ một cách dễ dàng hơn nhiều.

Ông Badhwar lấy trường hợp Maroc làm ví dụ, khi quốc gia này cũng sử dụng bom lượn JSOW và được trang bị máy bay chiến đấu F-16 Block 70 Viper.

Ông Badhwar lấy trường hợp Maroc làm ví dụ, khi quốc gia này cũng sử dụng bom lượn JSOW và được trang bị máy bay chiến đấu F-16 Block 70 Viper.

Trong khi đó Bahrain đã nhận được sự chấp thuận từ Mỹ về việc bán 40 quả bom JSOW vào năm 2019, như một phần của lô đạn dược lớn dành cho tiêm kích F-16 của nước này.

Trong khi đó Bahrain đã nhận được sự chấp thuận từ Mỹ về việc bán 40 quả bom JSOW vào năm 2019, như một phần của lô đạn dược lớn dành cho tiêm kích F-16 của nước này.

AGM-154 JSOW là loại bom lượn tầm xa tàng hình có độ chính xác cao trọng lượng 500 kg của Mỹ, nó được trang bị cánh và bề mặt khí động học để điều chỉnh và tăng phạm vi bay.

AGM-154 JSOW là loại bom lượn tầm xa tàng hình có độ chính xác cao trọng lượng 500 kg của Mỹ, nó được trang bị cánh và bề mặt khí động học để điều chỉnh và tăng phạm vi bay.

Tầm bay tối đa của một quả bom hàng không như vậy là 130 km, với điều kiện quả bom được thả từ độ cao 8 km và tốc độ 960 km/h. Trong khi đó nếu phóng ở độ cao thấp, tầm bay bị giới hạn ở mức 20 - 30 km.

Tầm bay tối đa của một quả bom hàng không như vậy là 130 km, với điều kiện quả bom được thả từ độ cao 8 km và tốc độ 960 km/h. Trong khi đó nếu phóng ở độ cao thấp, tầm bay bị giới hạn ở mức 20 - 30 km.

Việc dẫn đường cho bom lượn AGM-154 được thực hiện bằng hệ thống quán tính có hiệu chỉnh dựa trên tín hiệu vệ tinh GPS. Tuy nhiên phiên bản AGM-154C tiên tiến hơn đã được trang bị bổ sung đầu tự dẫn hồng ngoại.

Việc dẫn đường cho bom lượn AGM-154 được thực hiện bằng hệ thống quán tính có hiệu chỉnh dựa trên tín hiệu vệ tinh GPS. Tuy nhiên phiên bản AGM-154C tiên tiến hơn đã được trang bị bổ sung đầu tự dẫn hồng ngoại.

Bom hàng không này được sản xuất theo nhiều phiên bản, khác nhau ở đầu đạn. Biến thể AGM-154A chỉ cung cấp cho Quân đội Mỹ, được trang bị đầu đạn chùm với 145 quả bom con BLU-97/B thuộc loại bom phá - phân mảnh - cháy, mỗi quả nặng 1,5 kg.

Bom hàng không này được sản xuất theo nhiều phiên bản, khác nhau ở đầu đạn. Biến thể AGM-154A chỉ cung cấp cho Quân đội Mỹ, được trang bị đầu đạn chùm với 145 quả bom con BLU-97/B thuộc loại bom phá - phân mảnh - cháy, mỗi quả nặng 1,5 kg.

Phiên bản AGM-154C được trang bị đầu đạn BROACH nặng 225 kg, giống hệt với loại được sử dụng trên tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP EG của Pháp/Anh.

Phiên bản AGM-154C được trang bị đầu đạn BROACH nặng 225 kg, giống hệt với loại được sử dụng trên tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP EG của Pháp/Anh.

Máy bay chiến đấu F-16 có thể mang tới 4 quả bom AGM-154 JSOW ở giá treo dưới cánh. Việc chuẩn bị bom và lập trình diễn ra trong vòng vài phút trước khi khởi hành.

Máy bay chiến đấu F-16 có thể mang tới 4 quả bom AGM-154 JSOW ở giá treo dưới cánh. Việc chuẩn bị bom và lập trình diễn ra trong vòng vài phút trước khi khởi hành.

Việt Dũng

Theo Defense Post

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-f-16-tro-thanh-sat-thu-tren-khong-sau-khi-tich-hop-lrasm-va-jsow-post607113.antd