Tiêm kích J-10C Pakistan có thể đã sử dụng tên lửa PL-15 để bắn hạ tiêm kích Rafale Ấn Độ?
Pakistan tuyên bố chiến đấu cơ J-10C của họ sử dụng tên lửa PL-15 do Trung Quốc sản xuất bắn hạ tiêm kích Rafale của phía Ấn Độ. Về phía mình, New Delhi phản bác tuyên bố trên, hiện vẫn chưa có nguồn tin độc lập xác nhận tuyên bố của các bên.
Chính phủ Ấn Độ đã phủ nhận hoàn toàn tuyên bố của Pakistan và vẫn chưa có xác nhận thực tế nào được công khai. Tuy nhiên nếu thông tin tiêm kích J-10C sử dụng tên lửa PL-15 bắn rơi Rafale là đúng thì đây sẽ là một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử quân sự khu vực.
Như thế, đây không chỉ là vụ mất mát chiến đấu đầu tiên được biết đến của một tiêm kích Rafale hiện đại, mà còn là sự xác nhận quan trọng về công nghệ tên lửa không đối không tầm xa của Trung Quốc khi được Pakistan triển khai.

Chiến dịch Sindoor của không quân Ấn Độ diễn ra vào ngày 6/5, nhắm vào những gì New Delhi mô tả là cơ sở hạ tầng của phiến quân trên khắp vùng Kashmir do Pakistan quản lý và các vị trí chiến lược ở tỉnh Punjab.

Phản ứng quân sự ứng phó của Pakistan là nhanh chóng. Theo báo cáo, họ đã điều động một số phi đội máy bay tiền tuyến, bao gồm cả máy bay mới nhất Chengdu J-10C mua từ Trung Quốc.
Theo Quan hệ công chúng liên quân của Pakistan (ISPR), Pakistan đã bắn hạ tới 5 máy bay của Ấn Độ bao gồm 3 chiếc Rafale, 1 chiếc Su-30MKI và 1 chiếc MiG-29.
Trong số 3 chiếc Rafale bị bắn rơi thì một trong số đó đã bị trúng tên lửa PL-15 phóng từ máy bay chiến đấu J-10C trong một cuộc giao tranh tầm xa ở độ cao lớn.
Ngay lập tức tuyên bố này gây xôn xao giới phân tích quân sự. Trọng tâm của cuộc đối đầu này là hai loại máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 tiên tiến nhất ở Nam Á: Dassault Rafale của Pháp và Chengdu J-10C của Trung Quốc. Mỗi máy bay lại đại diện cho một triết lý riêng biệt trong không chiến hiện đại.
Chiến đấu cơ Rafale, hai động cơ và cánh tam giác, được tối ưu hóa cho hiệu suất đa nhiệm. Nó được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt Snecma M88-2, đạt tốc độ lên tới Mach 1.8 với bán kính chiến đấu 1.850 km.
Điểm mạnh của máy bay nằm ở hệ thống hợp nhất cảm biến và khả năng sống sót, đặc biệt là radar AESA RBE2-AA và bộ tác chiến điện tử SPECTRA, cung cấp khả năng phát hiện mối đe dọa ở góc 360 độ.
Rafale cũng được trang bị tên lửa MBDA Meteor, một trong những vũ khí không chiến nguy hiểm nhất thế giới, với tầm bắn hơn 150 km.
Đối đầu với nó là J-10C, viên ngọc quý của không quân Pakistan thời điểm hiện tại.
Chiếc chiến đấu đa năng một động cơ này, được trang bị động cơ WS-10B, đạt tốc độ Mach 2 và có hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số. Nó kết hợp radar AESA KLJ-7A và tương thích với tên lửa không đối không P-15 tiên tiến nhất của Trung Quốc.
J-10C không chỉ là máy bay chiến đấu tấn công hạng nhẹ mà còn là nền tảng được thiết kế để đánh bại các đối thủ trong khu vực trong chiến đấu.

Tên lửa PL-15 đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận xung quanh vụ giao tranh mới nhất giữa Ấn Độ và Pakistan.

Được phát triển bởi Viện nghiên cứu quang điện tử Lạc Dương, PL-15 được cung cấp năng lượng bởi động cơ nhiên liệu rắn xung kép và được cho là có bắn từ 200 đến 300 km.

Nó có một đầu dò radar chủ động để dẫn đường giai đoạn cuối và dẫn đường quán tính với các bản cập nhật liên kết dữ liệu giữa chặng bay. Thiết kế của nó nhấn mạnh vào việc đánh bại các biện pháp đối phó điện tử tinh vi và nhắm mục tiêu trên không có giá trị cao như máy bay tiếp dầu và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm.

Sự tồn tại của tên lủa PL-15 được các nhà phân tích coi là phản ứng trực tiếp đối với các mối đe dọa của phương Tây như tên lửa AIM-120D và Meteor.
Nếu một chiếc J-10C trang bị PL-15 thực sự vô hiệu hóa được một chiếc Rafale trong chiến đấu, thì đây sẽ đem đến những tác động là rất đáng kể.
Nó không chỉ gợi ý về sự thay đổi trong ưu thế trên không chiến thuật mà còn là sự sắp xếp lại rộng hơn về quyền lực khu vực. .
Trong khi Ấn Độ triển khai một lực lượng không quân đa dạng và vượt trội về số lượng máy bay, bao gồm Su-30MKI, MiG-29, Mirage 2000 và máy bay chiến đấu Tejas nội địa, thì Pakistan lại tập trung vào chiến tranh điện tử và tên lửa không chiến tầm xa.
Một kịch bản như vậy cũng báo hiệu sự chuyển đổi của chiến tranh trên không thành một lĩnh vực mà chiến tranh điện tử, tầm radar và tầm bắn tên lửa sẽ quan trọng hơn khả năng không chiến truyền thống.
Trong bối cảnh đó, tính ưu việt của Rafale về khả năng cơ động và khả năng sống sót trong cận chiến sẽ không còn là lợi thế trước các cuộc đấu tên lửa đối không từ khoảng cách hơn 100 km.
Mặc dù tính xác thực của các tuyên bố vẫn chưa được xác nhận, nhưng sự tồn tại của nó trên không gian mạng đã cho thấy cuộc chiến không gian mạng cũng khốc liệt không kém thực tế chiến trường.
Cho đến khi tìm thấy xác máy bay Rafale của Ấn Độ nếu thật sự bị bắn hạ, thông tin hộp đen được công bố hoặc lời kể của nhân chứng xuất hiện, thì sự thật về chiến công của tiêm kích J-10C trước Rafale sẽ vẫn chỉ là suy đoán.
Hiện Ấn Độ đã mạnh mẽ phủ nhận những lời khẳng định của phía Pakistan về việc bắn hạ chiến đấu cơ Rafale này.

Các viên chức từ Bộ Quốc phòng đã bác bỏ thẳng thừng những tuyên bố này, hình ảnh được cho là phần đuôi của chiếc Rafale bị bắn hạ hôm 6/5 cũng bị đem ra mổ xẻ.

Tìm kiếm bằng hình ảnh cho thấy, bức hình này đã xuất hiện từ năm 2024, tức cách thời điểm xung đột diễn ra tới 7 tháng.