Tiền Giang: Ban hành Phương án Phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024
Ngày 30-10-2023, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Phương án phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khả năng ở mức cao hơn năm 2015 - 2016, trường hợp cực đoan kéo dài xâm nhập mặn có khả năng sẽ tương đương như mùa khô 2019 - 2020, sẽ ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông xuân 2023 - 2024 ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công và diện tích vườn cây ăn trái ở các huyện phía Tây. Đặc biệt sẽ gây tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở các địa phương phía Đông của tỉnh.
Đối với vùng dự án ngọt hóa Gò Công:
Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho khoảng 39.800 ha (lúa đông xuân 2023 - 2024 là 21.400 ha; hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày là 11.400 ha; 7.000 ha vườn cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày) và đặc biệt là đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho 112.670 hộ (khoảng 408.819 dân) gồm: 19.171 hộ (khoảng 67.728 dân) ở huyện Chợ Gạo, 36.201 hộ (khoảng 130.167 dân) ở huyện Gò Công Tây, 18.888 hộ (khoảng 71.943 dân) ở TX. Gò Công, 38.410 hộ (khoảng 138.981 dân) ở huyện Gò Công Đông. Ngay sau khi cống Vàm Giồng đóng ngăn mặn, khai thác tối đa khả năng lấy nước của cống Xuân Hòa, Rạch Chợ để phục vụ sản xuất đông xuân và tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, giới hạn mặn lấy vào < 1,0g/l.
Các giải pháp đối với sản xuất:
Giải pháp phi công trình: Tiếp tục thực hiện Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng đối với diện tích lúa Thu Đông 2023 trễ vụ không thể xuống giống kịp lịch thời vụ đông xuân 2023 - 2024 theo khuyến cáo nhằm đảm bảo vụ đông xuân cắt nước trước ngày 15-2-2024. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.
Tổ chức đo đạc, kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên các tuyến sông và nội đồng; thường xuyên thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để người dân biết chủ động nguồn nước tưới.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án số 390/PA-UBND ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh; vận động nhân dân nạo vét kênh, mương, đồng thời tích cực trữ nước trên kênh, rạch, ao,...và trên ruộng.
Các địa phương xây dựng Phương án phòng chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 thật cụ thể, chi tiết từng vùng, từng khu vực đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn.
Giải pháp công trình: Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời các cống không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt. Kiểm soát chặt chẽ những khu vùng trũng để có kế hoạch tiêu úng chủ động khi trữ nước; vận động nhân dân tôn cao bờ vùng, bờ thửa đối với những khu vực trũng thấp để hạn chế ngập úng khi công trình đầu mối vận hành lấy trữ nước.
Khẩn trương triển khai thi công sửa chữa các công trình cống, đập, nạo vét các tuyến kênh, rạch đã được bố trí kinh phí trong năm 2023; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý theo quy định để lập hồ sơ đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2024 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 tại Công văn 7039 ngày 26-12-2022 để phục vụ cho công tác phòng, chống hạn mặn, bảo vệ sản xuất. Tổ chức vận hành lấy nước qua cống Xuân Hòa, cống Rạch Chợ khi độ mặn ngoài sông nằm trong phạm vi cho phép để tích trữ nước tối đa trong vùng dự án.
Các giải pháp đối với nước sinh hoạt:
Giải pháp phi công trình: Tuyên truyền vận động người dân tăng cường trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Trong trường hợp mùa khô kéo dài, thông báo cho người dân biết để dự trữ nước phục vụ cho nhu cầu ăn, uống. Xây dựng kế hoạch điều tiết nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm giữa các trạm đã được đấu nối để đảm bảo việc cấp nước của các trạm. Quan trắc theo dõi sát độ mặn trên tuyến sông Tiền để vận hành các giếng khoan dự phòng (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít vượt quy chuẩn cho phép).
Giải pháp công trình: Thường xuyên kiểm tra độ mặn và bơm lấy nước từ sông Tiền trữ đầy vào ao chứa của Nhà máy nước Đồng Tâm. Vận hành kiểm tra Trạm bơm Sáu Ầu - Xoài Hột và các giếng khoan dự phòng để sẵn sàng phục vụ cấp nước sinh hoạt khi nguồn nước mặt trên sông Tiền bị ảnh hưởng mặn.
Khi độ mặn > 250 mg/lít xuất hiện đến khu vực Vườn hoa Lạc Hồng, TP. Mỹ Tho (Nhà máy nước Mỹ Tho ngưng hoạt động): cho mở vận hành 6 giếng khoan dự phòng trên địa bàn TP. Mỹ Tho với công suất khai thác khoảng 8.000 m3/ngày đêm để cấp nước cho khu vực TP. Mỹ Tho; đồng thời mở vận hành bơm 4 giếng dự phòng với công suất 80m3/giờ/giếng ở xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cấp cho khu vực phía Tây - thị trấn Chợ Gạo (xã Đăng Hưng Phước và các xã ven phía Tây - thị trấn Chợ Gạo) để tập trung điều tiết nguồn nước của Nhà máy nước Đồng Tâm về cho các huyện, thị phía Đông.
Khi độ mặn > 250 mg/lít xuất hiện đến khu vực xã Bình Đức, huyện Châu Thành (Vàm kênh Nguyễn Tấn Thành): mở vận hành 12 giếng khoan dự phòng (6 giếng khu vực Nhà máy nước Bình Đức; 06 giếng khu vực Nhà máy nước Đồng Tâm), đồng thời bơm bổ cấp nguồn nước ngọt từ kênh Sáu Ầu - Xoài Hột đảm bảo lượng nước thô để sản xuất nước sinh hoạt tại 2 Nhà máy: Công ty Cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm (Nhà máy nước Đồng Tâm) (sản xuất: 60.000m3/ngày đêm), Nhà máy nước Bình Đức (sản xuất 30.000 m3/ngày đêm) đảm bảo cấp nước cho người dân.
Dự kiến mở 77 vòi nước công cộng (huyện Gò Công Đông 62 vòi, huyện Gò Công Tây 8 vòi và thị xã Gò Công mở 7 vòi) từ các trạm cấp nước để cho nhân dân thuộc các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí (ngày cụ thể theo đề nghị của địa phương).
Nạo vét các ao chứa và chủ động bơm bổ cấp nguồn nước vào các ao chứa để xử lý cung cấp nước cho nhân dân sinh hoạt; đồng thời trữ nước phục vụ cấp nước cho người dân; trường hợp không còn nguồn nước bơm trữ nước vào các ao chứa thì có phương án chở nước ngọt từ phía thượng nguồn sông Tiền về bổ cấp vào các ao để cung cấp cho nhân dân sinh hoạt.
Phân công nhiệm vụ:
Khi cống Vàm Giồng đóng ngăn mặn:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN): Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước hàng ngày trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang (Công ty thủy lợi Tiền Giang): Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thuyền bơm (sẵn sàng phục vụ khi có chỉ đạo); kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống; tổ chức duy tu, sửa chữa đồng bộ các công trình được giao quản lý; tổ chức vận hành đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt; tổ chức các hội nghị đầu bờ ở các khu vực trũng, khu vực tưới tiêu khó khăn.
Tập trung nhân lực để tổ chức vận hành lấy nước qua cống Xuân Hòa; cống Rạch Chợ để tích trữ nước tối đa cho vùng dự án. Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh.
UBND các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công: Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh Phương án phòng chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 thật cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng khu vực đáp ứng mục tiêu bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt. Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho người dân biết chủ động nguồn nước tưới.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh. Khẩn trương triển khai thi công sửa chữa các công trình cống đập, nạo vét các tuyến kênh, rạch đã được bố trí kinh phí trong năm 2023.
Tuyên truyền vận động người dân tăng cường trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Trong trường hợp mùa khô kéo dài, thông báo cho người dân trong khu vực biết tình hình khó khăn nước sinh hoạt còn kéo dài để nhân dân chủ động dự trữ nước phục vụ cho nhu cầu ăn, uống; đồng thời giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.
Khi cống Xuân Hòa lấy nước không ổn định:
Sở NN&PTNN: Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước hàng ngày trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để người dân biết chủ động sản xuất. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức, chỉ đạo các địa phương và người dân bơm trữ nước trên mương, ao, trên ruộng.
Công ty thủy lợi Tiền Giang: Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất. Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống; tổ chức duy tu, sửa chữa đồng bộ các công trình được giao quản lý; tổ chức vận hành đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt. Tập trung nhân lực để tổ chức vận hành lấy nước cống Xuân Hòa; cống Rạch Chợ để tích trữ nước trên kênh chính, kênh cấp 1.
Vận hành Trạm bơm Bình Phan để bơm trữ nước tưới cho khu vực phía Bắc Quốc lộ 50 (diện tích tưới 8.450 ha ở các xã Bình Phan; Bình Phục Nhứt; An Thạnh Thủy; Thạnh Nhựt; Đồng Sơn, Đồng Thạnh; Thạnh Trị; Thành Công; Bình Phú và 1 phần Yên Luông; 1 phần Bình Xuân), nhằm hạ thấp mực nước trên kênh trục chính để cống Xuân Hòa vận hành lấy trữ nước; các trạm bơm chuyền trên các trục kênh chính: Sơn Qui (Diện tích tưới 5.784 ha ở các Tân Đông; Tân Tây; Gia Thuận và Tân Phước; Bình Đông; Tân Trung; 1 phần Bình Xuân; Bình Đông; Tân Trung), Trần Văn Dõng (Diện tích tưới 5.800 ha ở các xã Bình Ân; Tân Điền; Bình Nghị; Long Thuận; Tân Tây; Tân Đông; Kiểng Phước Phước và 1 phần Vàm Láng) và Champeaux (diện tích tưới 3.287 ha ở các xã Tăng Hòa; Tân Thành; thị trấn Tân Hòa; Bình Nghị) khi có yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh.
Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Tiền Giang (Công ty cấp nước Tiền Giang): Phối hợp với UBND huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và TX. Gò Công mở các vòi nước công cộng từ các trạm cấp nước để cho nhân dân thuộc các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí.
Nạo vét các ao chứa và chủ động bơm bổ cấp nguồn nước vào các ao chứa để xử lý cung cấp nước cho nhân dân sinh hoạt (thời gian hoàn thành trước tháng 12-2023); đồng thời trữ nước phục vụ cấp nước cho người dân; trường hợp không còn nguồn nước bơm trữ nước vào các ao chứa thì có phương án chở nước ngọt từ phía thượng nguồn sông Tiền về bổ cấp vào các ao để cung cấp cho nhân dân sinh hoạt.
Xây dựng kế hoạch điều tiết nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm giữa các trạm đã được đấu nối để đảm bảo việc cấp nước của các trạm trong mùa khô. Theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn trên tuyến sông Tiền để vận hành các giếng khoan dự phòng (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít vượt quy chuẩn cho phép).
Nhà nước nước Đồng Tâm: Thường xuyên kiểm tra độ mặn trên tuyến sông Tiền và bơm lấy nước từ sông Tiền trữ đầy vào ao chứa của Nhà máy nước Đồng Tâm. Vận hành kiểm tra Trạm bơm Sáu Ầu - Xoài Hột và các giếng khoan dự phòng để sẵn sàng phục vụ cấp nước sinh hoạt khi nguồn nước mặt trên sông Tiền bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và bơm bổ cấp nguồn nước ngọt từ kênh Sáu Ầu - Xoài Hột đảm bảo lượng nước thô để sản xuất nước sinh hoạt. Theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn để vận hành các giếng khoan dự phòng (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít vượt quy chuẩn cho phép).
UBND các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX. Gò Công: Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho tất cả người dân biết chủ động nguồn nước tưới. Kiểm tra, tiếp tục sửa chữa đảm bảo việc ngăn mặn của các cống, nạo vét kênh mương vừa phục vụ chuyển tải nước, vừa là nơi trữ nước tưới; những vùng khó khăn có thể đào mới ao trữ nước để tăng khả năng trữ nước trong vùng dự án (thời gian hoàn thành trước tháng 12-2023). Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh.
Khẩn trương triển khai thi công sửa chữa các công trình cống đập, nạo vét các tuyến kênh, rạch đã được bố trí kinh phí trong năm 2023; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý theo quy định để lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 tại Công văn 7039 ngày 26-12-2022 để phục vụ cho công tác phòng, chống hạn mặn, bảo vệ sản xuất (theo kế hoạch được duyệt năm 2023 sẽ thực hiện nạo vét 54 tuyến kênh, rạch, chiều dài 89,202 km, khối lượng 334.496 m3, kinh phí 13,650 tỷ đồng).
Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô. Chỉ đạo các địa phương huy động sẵn sàng máy bơm để tổ chức bơm chuyền 2, 3 cấp theo phương án khi có khuyến cáo của Ngành NN&PTNT.
Đối với vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông:
Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, đủ nước tưới cho 3.184 ha (rau màu, cây sả: 2.114 ha, vườn cây ăn trái: 1.070 ha) và đặc biệt là đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho 12.712 hộ (khoảng 45.406 dân) trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Các giải pháp đối với sản xuất:
Giải pháp phi công trình: Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô. Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nước trong nội đồng chú ý khu vực có địa hình cao và xa nguồn, khu vực vùng trũng.
Giải pháp công trình: Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn. Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống, tổ chức lấy nước cống CC1, Rạch Gốc, Lý Hoàng, Lồ Ồ để bổ sung nước vào dự án Phú Thạnh- Phú Đông khi độ mặn cho phép. Vận hành trạm bơm tại cống Lồ Ồ (sử dụng thuyền bơm) bổ cấp nước cho vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông khi chân triều thấp có độ mặn cho phép.
Khẩn trương triển khai thi công sửa chữa các công trình cống đập, nạo vét các tuyến kênh, rạch đã được bố trí kinh phí trong năm 2023; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý theo quy định để lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 tại Công văn 7039 ngày 26-12-2022 để phục vụ cho công tác phòng, chống hạn mặn, bảo vệ sản xuất (theo kế hoạch được duyệt năm 2023 sẽ thực hiện nạo vét 14 tuyến kênh, rạch, chiều dài 21,283 km, khối lượng 2.940.854m3, kinh phí 5,804 tỷ đồng).
Các giải pháp đối với nước sinh hoạt: Dự kiến mở 15 điểm vòi nước công cộng từ các trạm cấp nước để cho nhân dân thuộc các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí. Thời gian dự kiến mở các vòi nước công cộng từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 6 (ngày cụ thể theo đề nghị của địa phương).
Phân công nhiệm vụ:
Sở NN&PTNT: Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước hàng ngày trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để người dân biết chủ động sản xuất.
Công ty thủy lợi Tiền Giang: Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống; tổ chức duy tu, sửa chữa đồng bộ các công trình được giao quản lý; tổ chức vận hành đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt.
Công ty Cấp nước Tiền Giang: Phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông mở các vòi nước công cộng để cho nhân dân các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí. Nạo vét các ao chứa và chủ động bơm bổ cấp nguồn nước vào các ao chứa để xử lý cung cấp nước cho nhân dân sinh hoạt; đồng thời trữ nước phục vụ cấp nước cho người dân; trường hợp không còn nguồn nước bơm trữ nước vào các ao chứa thì có phương án chở nước ngọt từ phía thượng nguồn sông Tiền về bổ cấp vào các ao để cung cấp cho nhân dân sinh hoạt.
Xây dựng kế hoạch điều tiết nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm giữa các trạm đã được đấu nối để đảm bảo việc cấp nước của các trạm trong mùa khô. Kiểm tra và có giải pháp điều tiết đảm bảo cấp nước cho khu vực cuối nguồn không để xảy ra trường hợp không có nước sinh hoạt.
Nhà máy nước Đồng Tâm: Thường xuyên kiểm tra độ mặn và bơm lấy nước từ sông Tiền trữ đầy vào ao chứa của Nhà máy nước Đồng Tâm.Theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn trên tuyến sông Tiền để vận hành các giếng khoan dự phòng (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít vượt quy chuẩn cho phép). Vận hành kiểm tra Trạm bơm Sáu Ầu-Xoài Hột để sẵn sàng phục vụ cấp nước sinh hoạt khi nguồn nước mặt trên sông Tiền bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và bơm bổ cấp nguồn nước ngọt từ kênh Sáu Ầu - Xoài Hột đảm bảo lượng nước thô để sản xuất nước sinh hoạt.
UBND huyện Tân Phú Đông: Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn và tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước. Thường xuyên kiểm tra vận hành Trạm bơm tại cống Lồ Ồ (sử dụng thuyền bơm) để sẵn sàng vận hành bơm bổ cấp nước cho vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông khi chân triều thấp có độ mặn cho phép.
Đối với vùng dự án Bảo Định mở rộng sang vùng kiểm soát lũ:
Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt đủ nước tưới cho khoảng 124.214 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc dự án Bảo Định mở rộng 02 tỉnh Tiền Giang và Long An (Tiền Giang: 104.101 ha và Long An: 20.204 ha), trong đó: Diện tích cây ăn trái Tiền Giang là 65.216 ha và Long An là 6.325 ha; diện tích lúa Tiền Giang là 26.789 ha và Long An là 11.332 ha; diện tích màu, cây ngắn ngày Tiền Giang là 12.005 ha, Long An là 2.547 ha. Đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt cho 3 Nhà máy nước: Đồng Tâm, Bình Đức (Tiền Giang) và Nhà máy Nhị Thành (tỉnh Long An) để cung cấp nước sinh hoạt cho 1,1 triệu người (Tiền Giang 800.000 người, Long An 300.000 người).
Các giải pháp đối với sản xuất:
Giải pháp phi công trình: Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua sông Tiền thông tin trên Đài PT&TH tỉnh để các địa phương biết chủ động đắp đập ngăn mặn kịp thời.
Các địa phương xây dựng Phương án phòng chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 thật cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng khu vực đáp ứng mục tiêu bảo vệ sản xuất, dân sinh trước diễn biến hạn mặn. Đối với khu vực phía Nam Quốc lộ 1A trong phương án ứng phó phải có giải pháp bổ cấp nguồn nước cho các khu vực có khả năng thiếu nước khi các cống, đập đóng ngăn mặn. Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước, sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh; đồng thời tích cực trữ nước trên mương vườn, ao, liếp..., tiếp tục thực hiện các mô hình tích trữ nước đã áp dụng trong thời gian qua.
Giải pháp công trình: Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn theo phân cấp quản lý. Củng cố hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẵn; tổ chức đắp đập nhằm ngăn mặn, trữ ngọt. Phối hợp Trung tâm Quản lý khai thác Công trỉnh thủy lợi tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý; kiểm soát ngăn mặn triệt để từ hướng sông Vàm Cỏ Tây.
Đề nghị tỉnh Long An kiến nghị Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 sớm triển khai thi công 9 cống trên QL62 gồm: Bến Kè, Rạch Chùa, Trần Lệ Xuân, Bún Bà Của 1, Bún Bà Của 2, Kênh 1, Kênh 2, Cái Tôm và Kênh 12. Trường hợp chưa triển khai thi công kịp thì đề nghị tỉnh Long An tiến hành đắp đập ngăn mặn từ Bến Kè đến Kênh 12 (tùy tình hình diễn biến xâm nhập mặn). Thời gian đắp đập trước khi có mặn 1,0g/l xuất hiện tại đập.
Đóng ngăn mặn các cống: Nguyễn Tấn Thành (dự kiến sẽ lắp đặt cửa trước Tết Nguyên đán để ngăn mặn; trường hợp không đảm bảo tiến độ đề nghị Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 có phương án đảm bảo ngăn mặn, không để mặn xâm nhập vào phía bên trong) và 6 cống: Rạch Gầm, Phú Phong, Mù U, Cây Còng, Hai Tân, Cái Sơn khi độ mặn trên sông Tiền tại Vàm kênh Nguyễn Tấn Thành vượt ngưỡng 0,5g/l và có xu thế tiếp tục tăng, xâm nhập sâu vào nội đồng.
Tổ chức 8 điểm bơm chuyền để bổ cấp nguồn nước cho các khu vực của các xã: Song Thuận (tại cống Tống Văn Lộc), Long Hưng (tại cống Xáng Cụt và cống Kênh Đào), Kim Sơn (tại cống Cầu Lắp và cống Bà Hào), Phú Phong (tại cống Phú Hòa), Vĩnh Kim (tại rạch Ông Hổ), Đông Hòa (tại rạch Cầu Đập) của huyện Châu Thành bị thiếu nước khi các cống, đập đóng ngăn mặn từ phía sông Tiền. Trong trường hợp khi độ mặn trên sông Hàm Luông tại Vàm Mơn, huyện Chợ Lách, cách sông Tiền 9km từ 1,5-:-2,0 g/l và có xu thế tiếp tục tăng sẽ tiến hành đắp 3 đập thép ngăn mặn gồm: Trà Tân, Ba Rài và Phú An
Tổ chức 3 điểm bơm chuyền tại các cống: Đông Tà Lượt, Tây Tà Lượt, cống 26-3,… diện tích phục vụ 100-300 ha, cụ thể: cống Đông Tà Lượt diện tích phục vụ 300 ha xã Phú Quý, Nhị Quý; cống Tây Tà Lượt xã Phú Quý - Long Tiên diện tích phục vụ tại xã Phú Quý khoảng 120 ha; cống 26-3 xã Phú Quý - Long Tiên diện tích phục vụ tại xã Phú Quý khoảng 100 ha với quy mô 2-4 máy bơm/điểm của TX. Cai Lậy nếu xảy ra thiếu nước do đắp 3 đập thép ngăn mặn.
Các giải pháp đối với nước sinh hoạt: Khi các cống trên địa bàn huyện Châu Thành, Cai Lậy đóng ngăn mặn, nguồn nước mặt trên kênh Nguyễn Tấn Thành, sông Ba Rài bị ô nhiễm, các Nhà máy nước mặt Vĩnh Kim, Nhà máy nước TX. Cai Lậy không thể lấy nước để sản xuất:
Mở vận hành 1 giếng tại trạm Vĩnh Kim với công suất 60m3/giờ thay thế trạm xử lý nước mặt đảm bảo công suất 500 m3/ngày đêm (Nhà máy nước mặt Vĩnh Kim ngưng hoạt động). Mở vận hành 1 giếng khoan dự phòng tại phường 1, TX. Cai Lậy với công suất 80m3/giờ thay thế trạm xử lý nước mặt, đảm bảo duy trì hoạt động cấp nước của Nhà máy nước TX. Cai Lậy.
Trường hợp mặn xâm nhập từ phía sông Hàm Luông ảnh hưởng đến nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt tại Nhà máy nước mặt Cái Bè (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít vượt quy chuẩn cho phép) mở vận hành 1 giếng khoan dự phòng với công suất 60m3/giờ/giếng kết hợp vận hành 1 giếng khoan đã có tại Nhà máy nước mặt Cái Bè để cấp cho người dân.
Phân công nhiệm vụ:
Sở NN&PTNT: Rà soát, thống kê số lượng cừ U và cừ H hiện có để đắp các đập thép khi có chủ trương. Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước trên Đài PT&TH tỉnh hàng ngày để người dân biết chủ động sản xuất.
Tham mưu UBND tỉnh thực hiện đắp đập thép đáp ứng yêu cầu ngăn mặn, trữ ngọt. Thời gian đắp đập giao Sở NN&PTNT căn cứ vào diễn biến thực tế tình hình xâm nhập mặn chọn thời điểm đóng thích hợp. Tùy theo diễn biến xâm nhập mặn mà ngành Nông nghiệp sẽ tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh phương án cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đề nghị Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 đẩy nhanh tiến độ thi cống âu Nguyễn Tấn Thành để phục vụ ngăn mặn mùa khô năm 2023 - 2024. Trường hợp tiến độ thi công không kịp hoàn thành, đề nghị Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 có phương án đảm bảo ngăn mặn, không để mặn xâm nhập vào phía bên trong. Đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Long An đắp các đập và các cống tiêu thoát nước trên QL62 (từ Bến Kè đến Kênh 12 tùy theo diễn biến của mặn).
Công ty thủy lợi Tiền Giang: Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua sông Tiền báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin trên Đài PT&TH tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.
Phối hợp Trung tâm Quản lý khai thác Công trình thũy lợi tỉnh Long An tổ chức vận hành công trình hợp lý; kiểm tra công tác ngăn mặn từ hướng sông Vàm Cỏ Tây. Kiểm tra hiện trạng các công trình cống; tổ chức duy tu, sửa chữa đồng bộ các công trình được giao quản lý; tổ chức vận hành các công trình cống đảm bảo ngăn mặn triệt để, trữ ngọt...
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh. Vận hành lấy cống Gò Cát, Bảo Định, Xoài Hột phải đảm bảo độ mặn khi lấy vào < 1,0 g/l và đóng cống Gò Cát khi độ mặn tại Vàm Tân Mỹ Chánh >1,5 g/l và cửa rạch Bảo Định >0,7g/l; đóng cống Bảo Định khi độ mặn tại Vườn hoa Lạc Hồng >1,0g/l; đóng cống Xoài Hột khi độ mặn tại cầu Bình Đức > 1,0g/l.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành để bàn giao cho Công ty thủy lợi Tiền Giang tiếp nhận quản lý vận hành các cống Mù U (đến nay đã hoàn thành và bàn giao xong các cống: Rạch Gầm, Phú Phong, Cây Còng, Hai Tân, Cái Sơn).
Công ty Cấp nước Tiền Giang và Nhà máy nước Đồng Tâm: Quan trắc theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn trên tuyến sông Tiền để vận hành các giếng khoan dự phòng (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít) và bơm bổ cấp nguồn nước ngọt từ kênh Sáu Ầu - Xoài Hột đảm bảo lượng nước thô để sản xuất nước sinh hoạt tại 2 nhà máy.
UBND các huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, TX. Cai Lậy và TP. Mỹ Tho: Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên Đài PT&TH tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho tất cả người dân biết chủ động nguồn nước tưới. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh; đồng thời tích cực trữ nước trên mương vườn, ao, liếp..., tiếp tục thực hiện các mô hình tích trữ nước đã áp dụng trong thời gian qua. Củng cố hệ thống đê bao hiện có và đắp các đập; đóng các cống dưới QL50, các cống cặp rạch Bảo Định, các cống trên rạch Cái Ngang (cống Kho Đạn, Kháng Chiến, 3-2,...), chủ động củng cố hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn triều cường có sẳn, tổ chức đắp đập ngăn mặn, tôn cao các tuyến đê bao, sửa chữa các cống, bọng, nạo vét các tuyến kênh nội đồng để trữ ngọt.
Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện sửa chữa các cống đảm bảo ngăn mặn; nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, bảo dưỡng duy tu sửa chữa công trình thủy lợi, phục vụ công tác phòng chống hạn; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân cấp quản lý theo quy định để lập hồ sơ đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư nạo vét các tuyến kênh, rạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 tại Công văn 7039 ngày 26-12-2022 để phục vụ cho công tác phòng, chống hạn mặn, bảo vệ sản xuất (theo kế hoạch được duyệt năm 2023 sẽ thực hiện nạo vét 132 tuyến kênh, rạch, chiều dài 178,716 km, khối lượng 646.070 m3, kinh phí 24,152 tỷ đồng).
Đối với Dự án Đông - Tây Ba Rài:
Mục tiêu: Đảm bảo ngăn mặn, đủ nước tưới cho 4.650,5 ha (diện tích vườn cây ăn trái 4.640 ha; hoa màu 10,5 ha) dự án Đông Ba Rài và 3.563,6 ha (diện tích vườn cây ăn trái 3.562,1 ha; hoa màu 1,5 ha) dự án Tây Ba Rài.
Các giải pháp:
Giải pháp phi công trình: Tuyên truyền vận động nhân dân trữ nước cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô. Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch trên địa bàn tỉnh theo Phương án số 390/PA-UBND ngày 14/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời tích cực trữ nước trên mương vườn, ao, líp..., tiếp tục thực hiện các mô hình tích trữ nước đã áp dụng trong thời gian qua.
Giải pháp công trình: Ngăn mặn triệt để, sửa chữa kịp thời những cống không đảm bảo ngăn mặn. Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước.
Dự án Đông Ba Rài: Vận hành lấy nước vào vùng dự án khi độ mặn trên các tuyến sông, kênh có nồng độ mặn < 0,5g/l. Khi mặn xâm nhập từ sông Hàm Luông qua sông Tiền, tại cầu Phú Phong độ mặn > 0,2g/l đóng cống Chùa 1 (trên ĐT.864); tại Phà Thới Lộc độ mặn ≤ 0,5g/l đóng cống Ông Tùng (trên ĐT864), cống Vàm Tắc I đến cống Thanh Niên (trên tuyến sông Ba Rài); cống Vàm Tắc II đến cống 26-3 (trên tuyến kênh Trà Tân). Khi độ mặn tại Phà Thới Lộc > 0,5g/l đóng các cống còn lại từ cống Thanh Niên đến cống Ông Toan (trên tuyến sông Ba Rài); đóng các cống còn lại từ cống Rạch Sâu, Đường Nước (trên tuyến kênh Ông Mười) và 17 cống tròn địa phương quản lý.
Dự án Tây Ba Rài: Vận hành lấy nước vào vùng dự án khi độ mặn trên các tuyến sông, kênh có nồng độ mặn < 0,5g/l. Khi mặn xâm nhập từ sông Hàm Luông qua sông Tiền, tại Phà Thới Lộc độ mặn ≤ 0,50g/l đóng cống Rạch Sơn, Cây Sung, Cái Lá, Giồng Tre 2 (trên ĐT.864), đóng các cống từ cống Hai Huệ đến cống Thâm Rôn (trên tuyến sông Ba Rài). Khi độ mặn tại phà Thới Lộc > 0,50g/l đóng các cống Thâm Rôn đến cống kênh Đứng (trên tuyến sông Ba Rài); đóng các cống Đồng Sao Cả Nứa đến cống Cây Me (trên tuyến sông Phú An); đóng các cống Lộ Hòa Thượng đến cống Lộ Làng (trên tuyến Rạch Tràm Bà Thửa); đóng các cống Giồng Tre 1, Chín Chương, Lộ Cũ (trên tuyến kênh Xáng Mới) và 8 cống tròn do địa phương quản lý.
Phân công nhiệm vụ:
Sở NN&PTNT: Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước hàng ngày trên Đài PT&TH tỉnh để người dân biết chủ động sản xuất.
Công ty thủy lợi Tiền Giang: Thông báo kế hoạch vận hành công trình thường xuyên, kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân biết chủ động sản xuất. Kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các công trình cống; tổ chức duy tu, sửa chữa đồng bộ các công trình được giao quản lý đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt.
Đóng các cống của dự án Đông Ba Rài ứng với các trường hợp xâm nhập từ sông Hàm Luông qua sông Tiền, tại cầu Phú Phong độ mặn > 0,20g/l, tại Phà Thới Lộc ≤ 0,50g/l và > 0,50g/l. Chủ động kiểm tra chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông, kênh khi nồng độ mặn
Đóng các cống của dự án Tây Ba Rài ứng với các trường hợp xâm nhập từ sông Hàm Luông qua sông Tiền, tại Phà Thới Lộc ≤ 0,50g/l và > 0,50g/l. Chủ động kiểm tra chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông, kênh khi nồng độ mặn < 0,50 g/l sẽ vận hành lấy nước vào dự án và vận hành xổ xả tiêu nước nội đồng các cống (nếu bị rò rỉ mặn).
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án số 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh.
UBND huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và TX. Cai Lậy: Thường xuyên theo dõi thông báo lịch vận hành công trình và diễn biến tình hình mực nước, mặn trên Đài PT&TH tỉnh hàng ngày để thông báo rộng rãi cho tất cả người dân biết chủ động nguồn nước tưới. Sửa chữa đảm bảo các cống ngăn mặn triệt để, nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 do địa phương quản lý để tăng khả năng trữ nước trong vùng dự án.
Tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến cấp 2; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của UBND tỉnh. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô; vận động người dân tích cực trữ nước trên mương vườn, ao, liếp..., tiếp tục thực hiện các mô hình tích trữ nước đã áp dụng trong thời gian qua.
Đối với vùng cù lao xã Tân Phong, xã Ngũ Hiệp và cù lao Long Đức, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy
Mục tiêu: Đảm bảo chủ động ngăn mặn triệt để, giữ ngọt đủ nước tưới cho: 2.812,2 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó: cù lao xã Tân Phong là 1.296 ha, cù lao xã Ngũ Hiệp là 1.479 ha và cù lao Long Đức, xã Tam Bình là 37,2 ha.
Các giải pháp:
Giải pháp phi công trình: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, mặn; vận động nhân dân cũng cố hệ thống đê bao, sửa chữa các cống hiện có, chuẩn bị sẵn sàng vật tư để đắp đập nhằm ngăn mặn triệt để; nạo vét kênh mương, tích cực trữ nước trên mương vườn, ao, líp..., tiếp tục thực hiện các mô hình tích trữ nước đã áp dụng trong thời gian qua.
Giải pháp công trình: Nạo vét 8 tuyến kênh ở xã Ngũ Hiệp, chiều dài 5,7 km, khối lượng 18.227 m3 để trữ nước, kinh phí khoảng 0,6 tỷ đồng (thời gian hoàn thành trước tháng 12/2023). Vận hành 17 giếng khoan giếng dự phòng khai thác nước dưới đất (xã Tân Phong 8 giếng, xã Ngũ Hiệp 7 giếng và và cù lao Long Đức, xã Tam Bình 2 giếng) để bổ sung nguồn nước tưới khi bị nhiễm mặn, thiếu nguồn nước ngọt.
Khi độ mặn trên sông Hàm Luông tại Vàm Mơn, huyện Chợ Lách, cách sông Tiền 9km từ 1,0-:-1,5 g/l và có xu thế tiếp tục tăng tiến hành đắp các đập ngăn mặn:
Đối với xã Ngũ Hiệp: đắp 5 đập tạm ngăn mặn (đập Lầu ấp Hòa Thinh, đập Ông Vú ấp Hòa An, đập 3 Kẽm ấp Tân Sơn, đập Cả Bần ấp Tân Đông, đập Thủ Cẩm ấp Hòa Thinh).
Đối với xã Tân Phong: đắp 5 đập tạm ngăn mặn (đập Tổ 1 ấp Tân Thiện, đập Hồ Văn Đức ấp Tân Thái, đập Lê Thị Bảnh ấp Tân Thái, đập Út Nghĩa ấp Tân Thái, đập Lê Hoàng Khanh ấp Tân Thái).
Phân công nhiệm vụ:
Sở NN&PTNT: Thông báo tình hình diễn biến mặn, mực nước hàng ngày trên Đài PT&TH tỉnh để người dân biết chủ động sản xuất. Trình UBND tỉnh cho chủ trương mở các giếng khoan dự phòng để bổ sung nguồn nước tưới cho cây trồng khi nguồn nước mặt bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.
Công ty thủy lợi Tiền Giang: Kiểm tra chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, mặn trên sông Tiền, sông Năm Thôn và phối hợp với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre để theo dõi diễn biến mặn từ cửa sông Hàm Luông xâm nhập qua sông Tiền báo cáo Sở NN&PTNT để thông tin rộng rãi trên Đài PT&TH tỉnh để các địa phương đắp đập ngăn mặn kịp thời.
UBND huyện Cai Lậy: Chỉ đạo UBND xã Ngũ Hiệp, Tân Phong và Tam Bình xây dựng giải pháp sử dụng, quy trình vận hành các giếng khoan dự phòng phục vụ sản xuất đã được tỉnh đầu tư trong năm 2021. Thường xuyên vận hành thử các giếng khoan để sẵn sàng vận hành khi có yêu cầu; tổ chức thực hiện khai thông các trục dẫn nước từ giếng đến các khu vực lân cận thuộc phạm vi phụ trách của giếng; chuẩn bị sẵn sàng máy bơm để bơm chuyền khi có yêu cầu.
Chỉ đạo UBND xã Ngũ Hiệp, Tân Phong và Tam Bình xây dựng giải pháp trữ nước đảm bảo cấp nước mùa khô 2023 - 2024; củng cố hệ thống đê bao ngăn triều cường có sẵn tổ chức gia cố, nâng cấp các bờ bao, đê bao còn thấp không đảm bảo ngăn triều; đắp các đập ngăn mặn tại các đầu kênh chưa có hệ thống cống ngăn mặn. Nạo vét kênh mương vừa phục vụ chuyển tải nước vừa là nơi trữ nước tưới; nạo vét phục hồi các sông rạch tự nhiên để tăng khả năng trữ.
Tuyên truyền vận động nhân dân tôn cao các bờ bao xung quanh khu vườn của mình và đắp các đầu mương thông ra kênh, rạch nhằm ngăn mặn; chủ động bơm trữ nước, sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.