Tiến sĩ đầu tiên nào đến châu Âu, cuối đời tự tử vì để mất thành vào tay giặc?
Ông là đại thần nhà Nguyễn, vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Bộ, làm quan trải qua 3 đời vua của nhà Nguyễn.
1. Ai là tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Bộ?
A. Phạm Phú Thư
B. Ngụy Khắc Đản
C. Phan Thanh Giản
Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo sách "Việt sử giai thoại" Phan Thanh Giản (1796-1867) là quan đại thần nhà Nguyễn dưới 3 đời vua. Phan Thanh Giản (1796-1867), quê gốc tỉnh Bến Tre. Vốn là quan đại thần của nhà Nguyễn, cuộc đời ông phải trải qua rất nhiều lênh đênh.Sinh ra trong gia đình khó khăn, mẹ mất năm ông mới lên 7 tuổi, nhà nghèo không có điều kiện đến trường, Phan Thanh Giản phải học nhờ của một vị sư ở chùa làng.Sau sự kiện xin đi tù thay cha, viên quan Hiệp trấn họ Lương (không rõ tên) giúp Phan Thanh Giản tiếp tục học tập. Vốn người thông minh, chăm chỉ, nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, Phan Thanh Giản học hành tiến bộ.Năm 1825, ông thi đỗ cử nhân ở trường thi Gia Định. Một năm sau, ông dự thi Hội và đỗ tiến sĩ, trở thành vị tiến sĩ khai khoa của vùng đất Nam Kỳ.
2. Nhận xét nào sau đây chính xác về tiến sĩ Phan Thanh Giản?
A. Sinh ra trong gia đình quan lại
B. Sinh ra trong gia đình nghèo khổ
Câu trả lời đúng là đáp án B: Phan Thanh Giản sinh ra trong gia đình nghèo khổ, cha ông bị kẻ gian hãm hại phải đi tù, mẹ chết khi ông mới lênh 7 tuổi, may nhờ được mẹ kế thương hại nên nuôi nấng thành người.
C. Sinh ra trong gia đình thương nhân
3. Lúc cha phải vào tù thì Phan Thanh Giản đã xin đi tù thay cha?
A. Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo sách “Kể chuyện lịch sử Việt Nam”, lúc cha phải vào tù thì Phan Thanh Giản 19 tuổi. Thương cha tuổi già sức yếu phải chịu cảnh tù tội, Phan Thanh Giản đến thành Vĩnh Long gặp quan Hiệp trấn để xin đi tù thay cha.Theo quy định thì đây là việc không thể được, nhưng quan Hiệp trấn cảm động trước ấm lòng hiếu thảo của chàng trai trẻ, đã tìm cho Phan Thành Giản một nởi ở gần cha để vừa trau dồi kinh sử, lại vừa được đến thăm cha, giúp làm những việc nặng nhọc trong tù.Sau khi cha Phan Thanh Giản mãn hạn tù, nhận thấy Phan Thanh Giản là người hiền lành, hiếu thảo lại có chí, viên quan Hiệp trấn đã giúp ông ở lại Vĩnh Long tiếp tục học hành chờ đến khoa thi. Vào lúc khó khăn ông còn gặp được người phụ nữ nhân hậu tên Ân, giúp ông cơm áo, tiền bạc để ông tiếp tục ăn học.Đến kỳ thi Hương năm 1825, Phan Thanh Giản thi đỗ qua tứ trường tức cử nhân, đến năm sau bước vào kỳ thi Hội ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, trở thành người Nam bộ đầu tiên thi đỗ Tiến sĩ.
B. Sai
4. Phan Thanh Giản đã trải qua 3 đời vua nhà Nguyễn là?
A. Vua Minh Mạng, Dục Đức và Tự Đức
B. Vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức
Câu trả lời đúng là đáp án B: Phan Thanh Giản được giữ chức vụ Hàn lâm viện biên tu, rồi sau đó thăng lên các chức vụ khác nhau, ông làm quan trải qua 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
C. Vua Thiệu Trị, Dục Đức và Tự Đức
5. Ông là tiến sĩ đầu tiên đến châu Âu, đúng hay sai?
A. Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1863 Phan Thanh Giản được cử làm chánh sứ, dẫn đầu đoàn sứ bộ của nhà Nguyễn sang Pháp. Cùng với Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản, ông trở thành một trong 3 tiến sĩ đầu tiên của nước Việt đặt chân tới trời Tây.Trong chuyến đi này, Phan Thanh Giản và phái đoàn của mình lần đầu được tiếp xúc nền văn minh phương Tây thông qua các lĩnh vực như: Tài chính, giao thông, bưu điện, quân sự… Ông cũng có dịp thảo luận với sứ thần các nước khác như Áo, Phổ (Đức) về hệ thống thuế khóa của họ.Sau khi về nước, Phan Thanh Giản đề nghị triều đình ký một số hòa ước với thực dân Pháp, đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, mở rộng buôn bán với nước ngoài, cử người du học, cải tổ nội trị theo mô hình phương Tây. Tiếc rằng, những tấu sớ của ông không được vua Tự Đức nghe theo.Buồn chán trước thực tại, Phan Thanh Giản từng làm thơ than rằng: Từ ngày đi sứ đến Tây kinh / Thấy việc châu Âu luống giật mình / Nhắn nhủ đồng bang mau tỉnh dậy / Hết lòng năn nỉ chẳng ai tin.
B. Sai
6. Vị vua nào đã tặng ông 4 chữ “Liêm, Bình, Cần, Cán”?
A. Vua Tự Đức
Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1852 khi đang làm Kinh lược sứ vùng Nam bộ, ông đã cùng Nguyễn Tri Phương dâng sớ tâu với vua Tự Đức cần tránh xa gian thần, chọn bầy tôi trung, đồng thời giảm tiêu pha, giảm bớt chế độ tạp dịch cho binh lính. Vua Tự Đức khâm phục Phan Thanh Giản và tặng ông 4 chữ “Liêm, Bình, Cần, Cán”.
B. Vua Thiệu Trị
C. Vua Dục Đức
7. Ngày 20/6/1867, quân Pháp đem binh thuyền đến Vĩnh Long, yêu cầu Phan Thanh Giản phải nộp thành. Ông tìm đến cái chết bằng cách?
A. Tuyệt thực
B. Tự chặt tay chân
C. Uống thuốc độc
Câu trả lời đúng là đáp án C: Dưới triều Tự Đức, cụ từng được cử đi sứ ở nhiều nước châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, cụ đã thất bại trong sứ mệnh qua Pháp để chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Khi về nước, cụ được phong làm Tổng đốc Vĩnh Long kiêm kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây.Trước sức mạnh về quân sự, Pháp quyết tâm đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây. Thành Vĩnh Long bị bao vây, Phan Thanh Giản liệu sức mình không thể chống lại được nên đã tìm cái chết. Sau khi nhịn ăn 17 ngày, ngày 4/8/1867 cụ uống thuốc độc quyên sinh. Trước khi chết, cụ dặn dò con cháu không được hợp tác với Pháp. Từ lời dặn này, sau đó các con của cụ, Phan Liêm, Phan Tôn, Phan Ngữ đã chống Pháp quyết liệt.
8. Mặc dù đã chết Phan Thanh Giản còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ?
A. Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong bức sớ gửi cho vua Tự Đức có đoạn cụ viết: "Tội tôi đáng chết không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ". Tình thế đất nước đang lúc rối bời, cả triều đình lẫn vua Tự Đức đều gán tội làm mất thành, mất đất cho cụ.Sau khi Phan Thanh Giản qua đời, vua Tự Đức hạ lệnh nghị tội ông cùng các đại thần khác đã để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay thực dân Pháp. Phan Thanh Giản bị truy đoạt chức quan, định tội trảm giam hậu, bị đục tên trên bia tiến sĩ. Đến năm 1886, vua Đồng Khánh mới ra sắc chỉ phục hồi chức sắc cho ông.Suốt thời gian dài, Phan Thành Giản bị phê phán là kẻ bán nước vì đã dâng thành Vĩnh Long, ký hòa ước bất lợi với thực dân Pháp. Tuy nhiên, các nhà sử học hiện nay đã có cách nhìn nhận công bằng hơn về những công trạng, tấm lòng vì nước, vì dân của ông.Năm Khải Định thứ 9, cụ được sắc phong làm Thành Hoàng ở Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đến nay.
B. Sai
Số câu trả lời đúng