Tiếng vọng từ Paris: Kỷ niệm song tấu với GS-TS. Trần Quang Hải
LTS: Nhân lễ giỗ đầy năm 30.12.2022 của GS-TS. Trần Quang Hải, Người Đô Thị giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Lê Tuyên chia sẻ lại những âm thanh của buổi song tấu 12 năm trước như là một nén nhang tưởng nhớ một tài hoa.
Từ những tham luận hàn lâm tại các hội thảo khoa học cho đến những quán cà phê thơ mộng ở Paris và Sài Gòn và những cuộc điện thoại viễn liên giữa Paris và Sydney, chúng tôi chia sẻ và trao đổi những trăn trở, hy vọng, và hoài bảo cho âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Trong bao nhiêu lần đó, một kỷ niệm tôi rất trân quý và không bao giờ quên là buổi song tấu với giáo sư tại Paris vào năm 2010.
Chúng tôi có hẹn sẽ gặp lại tại Hội thảo của Ủy ban Quốc tế về âm nhạc Cổ truyền (The International Council for Traditional Music) vào tháng 7.2022 tại Lisbon thủ đô của Bồ Đào Nha; sau đó sẽ trở lại Paris. Giáo sư nói “Nếu lúc đó anh còn sống thì mình sẽ trình diễn tái ngộ với khán giả tại Paris sau 12 năm”.
Đối với tôi có lẽ đây là một món nợ tâm linh. Nhân dịp lễ giỗ đầy năm 30.12.2022, tôi xin chia sẻ lại những âm thanh của buổi song tấu 12 năm trước như là một nén nhang tưởng nhớ GS-TS. Trần Quang Hải:
GS-TS. Trần Quang Hải và TS. Nguyễn Lê Tuyên song tấu bài Tiếng gọi của Núi rừng. Youtube: nguồn từ Slow Voyage
GS-TS. Trần Quang Hải và TS. Nguyễn Lê Tuyên song tấu bài Giấc Mơ Tây Nguyên. Youtube: nguồn từ Slow Voyage
Mỗi khi nghe lại những âm hưởng tuyệt vời từ Paris, tôi có khi hoang tưởng và rùng mình hình như người nhạc sĩ tài ba “vua đàn môi” và “vua muỗng” vẫn luôn ngồi bên cạnh tôi cùng say mê trình tẩu những tuyệt chiêu của âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Lê Tuyên
(Sydney Tháng 12.2022)