Tiết lộ bất ngờ về trình độ y khoa của người cổ đại
Thủy thủ La Mã thời cổ đại thường mang theo 'thuốc rau quả' khi lênh đênh trên biển để bổ sung chất dinh dưỡng, không bị còi xương hay tử vong.
1. Trường hợp cổ nhất thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện được một bộ xương có niên đại vào khoảng năm 1200 trước công nguyên. Đây là bằng chứng cổ nhất thế giới về việc con người mắc bệnh ung thư. Theo đó, những trên xương người này cho thấy ung thư đã lan đến xương quai xanh, xương dẹt ở vai, cánh tay trên, đốt sống, xương sườn, xương chậu và xương đùi.
2. Phẫu thuật não. Một trong những thủ tục phẫu thuật lâu đời nhất được thực hiện vào thời kỳ đồ đá mới được gọi là khoan xương. Theo đó, các thầy thuốc cổ đại đã khoan những lỗ vào hộp sọ của bệnh nhân. Mục đích là để điều trị các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như những người mắc bệnh động kinh hoặc bệnh tâm thần.
3. Chân tay giả. Các thầy thuốc thời cổ đại không chỉ có tay nghề phẫu thuật cao mà còn có khả năng làm ra các bộ cơ thể giả cho những người bị thương hay khiếm khuyết một số bộ phận cơ thể. Bộ phận cơ thể giả cổ nhất thế giới được phát hiện ở nghĩa địa gần Thebe (ngày nay là Luxor) hai ngón chân bằng gỗ. Trong đó, một ngón chân có niên đại vào ít nhất năm 600 trước công nguyên. Nó được làm từ lanh, thạch cao, keo. Ngón chân giả còn lại có vào khoảng thời gian từ năm 950 - 710 trước công nguyên. Nó được làm từ gỗ và da.
4. Những thủy thủ lênh đênh trên biển dài ngày thường bị suy dinh dưỡng vì không ăn đủ rau, củ quả. Đó là lý do họ dễ bị còi xương, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để đảm bảo chất dinh dưỡng, thủy thủ La Mã thời cổ đại thường mang theo "thuốc rau quả". Loại "thuốc" này được làm từ cà rốt, củ cải, rau mùi tây, cần tây...
5. Nha khoa. Xác ướp Ai Cập 2.100 tuổi của một người đàn ông giàu có ở Thebes - người được cho có khả năng chết khi tầm gần 30 tuổi vì sâu răng. Răng của người thanh niên này ở tình trạng vô cùng khủng khiếp khi khoang áp xe răng bị nhiễm trùng túi, dẫn đến viêm xoang. Để giúp người này giảm bớt đau đớn, các nha sĩ cổ đại đã chữa răng bằng cách bổ sung nước trái cây hoặc dầu cây tuyết tùng, vốn vẫn còn vón lại trong lỗ sâu răng. Phương pháp này nhằm tạo ra rào cản để ngăn chặn các hạt thức ăn lọt vào lỗ sâu răng.
6. Thuốc kháng sinh. Theo Thư viện Quốc gia Mỹ về lĩnh vực y khoa, các thầy thuốc Trung Quốc cổ đại đã sử dụng sữa đậu nành để điều trị mụn nhọt và bệnh viêm loét. Hippocrates được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại, đã dùng nhựa thơm và muối để điều trị vết thương bị nhiễm trùng.
7. Thuốc giảm đau. Vào năm 3.400 trước công nguyên ở vùng Lưỡng Hà, thuốc phiện phát triển nhanh chóng ở dọc con đường tơ lụa và khu vực châu Á. Khi đó, thuốc phiện có tác dụng giảm đau và cho đến ngày nay, một số loại thuốc giảm đau vẫn có nguồn gốc, thành phần từ loại cây gây nghiện này.
8. Sức khỏe của phụ nữ. Tài liệu Kahun Gynaecological Papyrus có niên đại vào khoảng năm 1.800 trước công nguyên, được viết bằng giấy cói chứa đựng những nội dung liên quan đến giải phẫu cơ quan sinh sản của phụ nữ, mang thai, tránh thai....
9. Thuốc kích dục. Người cổ đại đã phát minh ra những phương pháp để tăng ham muốn tình dục. Cụ thể, người Aztec tin rằng bơ là chất kích thích, tăng ham muốn tình dục. Trong khi đó, người Trung Quốc tin rằng, cam thảo rất tốt cho việc kích thích khả năng tình dục ở nam giới và hạt nhục đậu khấu rất tốt cho đời sống chăn gối của phụ nữ.
10. Sơ xuất hay thất bại trong phẫu thuật. Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà thời cổ đại có 9 điều luật liên quan đến việc các thầy thuốc phải bồi thường hay bị trừng phạt do những sơ suất lúc phẫu thuật. Nếu người thầy thuốc thực hiện ca phẫu thuật thành công thì sẽ được một khoản tiền lớn. Khoản tiền đó tùy thuộc vào người bệnh là tầng lớp giàu có hay nô lệ. Trong trường hợp, thầy thuốc thực hiện cuộc phẫu thuật thất bại thì người đó có thể bị chặt tay hoặc chọn một nô lệ chịu thay hình phạt của mình. Mức độ hình phạt cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.