Tìm giải pháp khơi thông vốn cho doanh nghiệp

Ngày 25/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ trì cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thời báo Ngân hàng tổ chức hội thảo tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

Thông tin từ hội thảo cho biết, nền kinh tế 6 tháng đầu năm phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức cả từ bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kịch bản đề ra (3,72%)… Tất cả những điều đó đã đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung, công tác điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.

Trong bối cảnh này, mặc dù toàn ngành Ngân hàng đã thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp… nhưng tín dụng nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn tăng thấp.

Cụ thể quy mô tín dụng 6 tháng đầu năm đạt khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Điều này phản ánh về khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối, như:

Hội thảo diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: C.T

Hội thảo diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: C.T

Bên cạnh tín dụng thương mại, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục được tạo điều kiện, đẩy mạnh triển khai. Theo đó, đến 30/6/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 304.431 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2022 với hơn 6.677 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chính sách tín dụng thực hiện trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt 19.090 tỷ đồng.

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ các bộ, cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế và cả các tổ chức tín dụng đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân khiến tín dụng tăng thấp.

Theo đó, nguyên nhân lớn nhất là hiện các doanh nghiệp thiếu đơn hàng để sản xuất, trong khi chi phí sản xuất tăng cao khiến hiệu quả hoạt động suy giảm. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì thua lỗ, dẫn tới nhu cầu vốn vay giảm...

Trước thực trạng trên, để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp, ngoài giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, một số chuyên gia tham gia hội thảo cho rằng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các bộ, ngàng, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, một trong những giải pháp để khắc phục khó khăn xuất khẩu là kích cầu nội địa. Trong đó, việc phát triển nội địa cần hướng đến các nhà bán lẻ, tập trung các cơ chế hợp lý cho 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. “Đây là một lực lượng rất quan trọng và nếu được quan tâm hợp lý từ cơ chế chính sách sẽ góp phần kích thích tốt cho tiêu thụ nội địa” - ông Thân nói.

Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết, các dự báo gần đây nhất về kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đều cho thấy cái nhìn ít lạc quan hơn.

Với kinh tế Việt Nam, các bối cảnh kinh tế hiện tại dự báo đạt được tốc độ tăng trưởng có thể chỉ đạt khoảng 5 – 5,5%, rất khó đạt được mục tiêu 6%.

Ở góc độ thế giới, thông tin được kỳ vọng là lạm phát ở Mỹ qua đỉnh. Thứ nữa là chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ dần nhẹ hơn.

Tuy nhiên theo ông Thành, lo lắng có thể vẫn còn là việc tăng giá hàng hóa cơ bản như giá dầu, lương thực… vẫn còn. Ngoài ra, rủi ro vẫn còn xung đột địa chính trị, nợ quốc gia… ở một số nước.

Chí Tín

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tim-giai-phap-khoi-thong-von-cho-doanh-nghiep-132649.html