Trước đó, do thiếu bằng chứng thực địa, các nhà khảo cổ tại Thiểm Tây từng đặt giả thuyết lăng mộ Hán Văn Đế có thể đã ở một nơi khác.
Sau những cố gắng nghiên cứu và khai quật các chuyên gia đã tìm ra nơi chôn cất thực sự của Hán Văn Đế - vị vua thứ 5 của nhà Hán (206-220 TCN).
Lăng mộ thực sự của Hán Văn Đế tọa lạc gần núi Phượng Hoàng Chủy, Tây An (thủ phủ Thiểm Tây) với kiến trúc đặc trưng dành riêng cho các hoàng đế và hoàng hậu Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, lăng mộ của Hán Văn Đế Lưu Hằng nằm ở làng Giang Thôn, ngoại ô phía đông thành phố Tây An. Xung quanh lăng mộ của ông hoàng này có hơn 100 mộ cổ.
Qua đo đạc, các chuyên gia xác định lăng mộ của Hán Văn Đế có chiều dài 74,5m, rộng 71,5m và phần móng nằm cách mặt đất từ 27 -30m.
Công trình này có 4 đường dốc dẫn vào bên trong. Các lối vào lăng mộ nằm ở độ sâu 2 - 4,5m so với mặt đất.
Khi tiến vào bên trong lăng mộ, các chuyên gia cứ ngỡ sẽ tìm thấy vô số món đồ gốm được tùy táng cùng với Hán Văn Đế. Tuy nhiên, họ vô cùng bất ngờ khi thấy các thứ bên trong.
Nhóm khảo cổ tìm thấy nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, châu báu trong lăng mộ của Hán Văn Đế. Điều này hoàn toàn trái ngược với những ghi chép trong lịch sử.
Bởi lẽ, trước khi qua đời, Hán Văn Đế dặn dò con cháu chỉ đặt các món đồ tùy táng là đồ gốm trong mộ. Thêm nữa, lăng mộ không được trang trí xa hoa và không đắp nấm đất cao để người dân bớt vất vả.
Trước việc tìm thấy nhiều châu báu, đồ tùy táng giá trị trong lăng mộ của Hán Văn Đế, một số chuyên gia cho rằng có thể con trai của Hán Văn Đế là Hán Cảnh Đế không làm theo lời dặn dò của cha.
Sau khi vua cha băng hà, Hán Cảnh Đế đã cho đặt nhiều món đồ giá trị vào trong lăng mộ của Hán Văn Đế.
Với việc tìm ra lăng mộ của ông hoàng này, giới chuyên gia hy vọng sẽ giải mã được những bí ẩn về cuộc sống và tang lễ của vua chúa thời xưa.
Xem thêm video:Ớn lạnh thấy quan tài khắc “4 chữ tử” trong mộ cổ. Nguồn: Kienthucnet.
Thiên Trang (TH)