Tìm thấy hóa thạch hộp sọ có niên đại cổ nhất ngoài châu Phi

Các chuyên gia đã tìm thấy một hóa thạch hộp sọ có niên đại 210.000 năm tuổi trong một hang động ở Hy Lạp. Đây là hộp sọ có niên đại cổ xưa nhất được phát hiện bên ngoài châu Phi.

Trong cuộc khai quật tại một vách đá vôi trong hang động Apidima ở Hy Lạp vào những năm 1970, các chuyên gia tìm thấy hóa thạch hộp sọ có niên đại 210.000 năm tuổi. Ảnh: Katerina Harvati, Eberhard Karls University of Tübingen.

Trong cuộc khai quật tại một vách đá vôi trong hang động Apidima ở Hy Lạp vào những năm 1970, các chuyên gia tìm thấy hóa thạch hộp sọ có niên đại 210.000 năm tuổi. Ảnh: Katerina Harvati, Eberhard Karls University of Tübingen.

Hóa thạch hộp sọ trên được đặt tên là Apidima 1 và được lưu giữ tại một bảo tàng ở Athens. Ảnh: Katerina Harvati, Eberhard Karls University of Tübingen.

Hóa thạch hộp sọ trên được đặt tên là Apidima 1 và được lưu giữ tại một bảo tàng ở Athens. Ảnh: Katerina Harvati, Eberhard Karls University of Tübingen.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, hóa thạch hộp sọ 210.000 tuổi là mẫu hài cốt sớm nhất của người hiện đại (Homo sapien) được tìm thấy cho đến ngày nay. Ảnh: Katerina Harvati, Eberhard Karls University of Tübingen.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, hóa thạch hộp sọ 210.000 tuổi là mẫu hài cốt sớm nhất của người hiện đại (Homo sapien) được tìm thấy cho đến ngày nay. Ảnh: Katerina Harvati, Eberhard Karls University of Tübingen.

Đây cũng là mẫu hài cốt lâu đời nhất của người hiện đại từng được tìm thấy bên ngoài châu Phi. Ảnh: P.PLAILLY/E.DAYNES/SCIENCE PHOTO LIBRARY.

Đây cũng là mẫu hài cốt lâu đời nhất của người hiện đại từng được tìm thấy bên ngoài châu Phi. Ảnh: P.PLAILLY/E.DAYNES/SCIENCE PHOTO LIBRARY.

Trước đó, hóa thạch của người hiện đại (Homo sapien) lâu đời nhất được tìm thấy ở châu Âu có niên đại hơn 160.000 năm tuổi. Ảnh: DEA Picture Library/De Agostini/Getty Images.

Trước đó, hóa thạch của người hiện đại (Homo sapien) lâu đời nhất được tìm thấy ở châu Âu có niên đại hơn 160.000 năm tuổi. Ảnh: DEA Picture Library/De Agostini/Getty Images.

Với việc tìm thấy Apidima 1, các chuyên gia có được thông tin giá trị về quá trình di cư của người hiện đại ra khỏi châu Phi diễn ra sớm hơn so với suy nghĩ trước đây. Ảnh: vocal.media.

Với việc tìm thấy Apidima 1, các chuyên gia có được thông tin giá trị về quá trình di cư của người hiện đại ra khỏi châu Phi diễn ra sớm hơn so với suy nghĩ trước đây. Ảnh: vocal.media.

Khám phá này đã củng cố giả thiết rằng, người hiện đại từng vài lần di cư từ châu Phi đến lục địa Á Âu trong suốt hàng chục nghìn năm. Ảnh: egypttoday.

Khám phá này đã củng cố giả thiết rằng, người hiện đại từng vài lần di cư từ châu Phi đến lục địa Á Âu trong suốt hàng chục nghìn năm. Ảnh: egypttoday.

Tất cả những người có tổ tiên bên ngoài châu Phi đều là hậu duệ của một nhóm người Homo sapiens đã di cư cách đây khoảng 70.000 năm. Tuy nhiên, đó không phải là cuộc di cư đầu tiên của người hiện đại ra khỏi châu Phi. Ảnh: connessioniculturali.

Tất cả những người có tổ tiên bên ngoài châu Phi đều là hậu duệ của một nhóm người Homo sapiens đã di cư cách đây khoảng 70.000 năm. Tuy nhiên, đó không phải là cuộc di cư đầu tiên của người hiện đại ra khỏi châu Phi. Ảnh: connessioniculturali.

Cũng tại hang động Apidima, các chuyên gia tìm thấy hóa thạch hộp sọ thứ hai và đặt tên là Apidima 2. Hộp sọ này chỉ có niên đại 170.000 năm và thuộc về người Neanderthal. Ảnh: South African Tourism/Flickr.

Cũng tại hang động Apidima, các chuyên gia tìm thấy hóa thạch hộp sọ thứ hai và đặt tên là Apidima 2. Hộp sọ này chỉ có niên đại 170.000 năm và thuộc về người Neanderthal. Ảnh: South African Tourism/Flickr.

Theo đó, việc tìm thấy Apidima 1 và Apidima 2 giúp các chuyên gia xác định được rằng người hiện đại đã di cư từ châu Phi đến lục địa Á Âu nhiều lần trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, không phải lần di cư nào cũng kết thúc là việc định cư lâu dài. Ảnh: researchgate.

Theo đó, việc tìm thấy Apidima 1 và Apidima 2 giúp các chuyên gia xác định được rằng người hiện đại đã di cư từ châu Phi đến lục địa Á Âu nhiều lần trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, không phải lần di cư nào cũng kết thúc là việc định cư lâu dài. Ảnh: researchgate.

Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tim-thay-hoa-thach-hop-so-co-nien-dai-co-nhat-ngoai-chau-phi-2102944.html