Tin vui: Từ năm 2026, giáo viên chính thức có bảng lương mới, ai cũng phấn khởi

Trong trường hợp chưa triển khai cải cách tiền lương, bảng lương giáo viên năm 2026 về cơ bản sẽ không có nhiều thay đổi, đồng thời đội ngũ nhà giáo vẫn tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên cùng một số chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định hiện hành.

Bỏ lương cơ sở, bỏ hệ số: Bước ngoặt lớn trong chính sách tiền lương công chức, viên chức

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, một trong những định hướng quan trọng của cải cách chính sách tiền lương là xóa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương. Thay vào đó, mỗi chức danh, vị trí việc làm trong khu vực công sẽ có mức lương cụ thể bằng tiền, xác định dựa trên tính chất công việc, mức độ phức tạp và trách nhiệm đảm nhận. Điều này nhằm xây dựng một hệ thống tiền lương công bằng, minh bạch và phản ánh đúng giá trị lao động.

Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị cơ sở để triển khai 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới trong hệ thống chính trị, trong đó có bảng lương của đội ngũ giáo viên. Cùng với đó là việc ban hành Danh mục vị trí việc làm để làm căn cứ xác lập bảng lương cụ thể cho từng chức danh nghề nghiệp.

Như vậy, bảng lương mới cho giáo viên sẽ không còn phụ thuộc vào mức lương cơ sở (hiện là 2,34 triệu đồng/tháng) hay hệ số như hiện hành. Đây là sự thay đổi mang tính hệ thống, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đội ngũ viên chức ngành giáo dục.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bảng lương mới: Mức lương giáo viên sẽ được quy định bằng số tiền cụ thể

Hiện nay, lương của giáo viên vẫn tính theo công thức:
Tiền lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Tuy nhiên, theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 của Nghị quyết 27-NQ/TW, lương mới sẽ được xác định bằng số tiền cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, không còn dùng hệ số.

Việc xác lập bảng lương mới sẽ căn cứ trên:

Vị trí việc làm cụ thể trong từng cấp học

Trình độ chuyên môn và năng lực thực tế

Mức độ phức tạp, trách nhiệm và cống hiến của giáo viên

Phân nhóm chức danh nghề nghiệp và khối lượng công việc

Đây là một bước tiến lớn giúp gỡ bỏ tình trạng “cào bằng” trong lương viên chức. Những người có năng lực, cống hiến cao sẽ được trả lương xứng đáng hơn.

Lộ trình triển khai sau năm 2026, phụ thuộc vào tình hình kinh tế

Dù lộ trình thay đổi bảng lương được đặt ra sau năm 2026, tuy nhiên việc triển khai sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là điều kiện ngân sách và tăng trưởng kinh tế.

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, việc điều chỉnh mức lương, bao gồm cả lương cơ bản mới nếu có, sẽ do Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cân nhắc trên cơ sở:

Khả năng cân đối ngân sách nhà nước

Tình hình chỉ số giá tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân

Trong thời gian chờ đợi bảng lương mới chính thức được áp dụng, mức lương cơ sở hiện hành (2,34 triệu đồng) vẫn là căn cứ chính để tính lương cho đội ngũ giáo viên, theo hệ số quy định trong các thông tư hiện hành.

Cần chuẩn bị kỹ về chuyên môn và vị trí việc làm

Với việc chuyển sang hệ thống bảng lương gắn với vị trí việc làm cụ thể, các giáo viên cần lưu ý:

Rà soát lại mô tả công việc, vị trí chuyên môn

Cập nhật đầy đủ trình độ, chứng chỉ nghề nghiệp

Theo dõi các quy định mới từ Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Dưới đây là bảng lương của giáo viên các cấp:

Bảng lương giáo viên mầm non

Bảng lương giáo viên tiểu học

Bảng lương giáo viên THCS

Bảng lương giáo viên THPT

NB (T/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/tin-vui-tu-nam-2026-giao-vien-chinh-thuc-co-bang-luong-moi-ai-cung-phan-khoi-19887.html