Tiền Giang là quê hương của 2 hoàng hậu triều Nguyễn gồm: Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (Đức Từ Dụ) và Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan là vợ vua Bảo Đại. Bà sinh ra ở Gò Công (Tiền Giang), là con gái của ông Nguyễn Hữu Hào - một trong những nhà tư sản lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Xuất thân trong gia đình giàu có, Nguyễn Hữu Thị Lan sớm sang Pháp du học, trở thành tri thức tân tiến đương thời.
Sở hữu hơn 75.000 ha diện tích trồng cây ăn trái, sản lượng hơn 1,3 triệu tấn, Tiền Giang được mệnh danh “Vương quốc trái cây” của nước ta.
Được thành lập từ năm 1976, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại một, tỉnh lỵ của Tiền Giang hiện nay.
Gò Công từng được anh hùng chống Pháp Trương Công Định chọn làm căn cứ kháng chiến. Trương Định sinh ra tại Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhưng lấy vợ người Gò Công. Sau này, ông là lãnh tụ chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1859-1864.
Ngày 19/8/1864, do bị tên Huỳnh Công Tấn phản bội, dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp, Trương Định bị trọng thương. Để bảo toàn khí tiết, ông rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng hôm sau, khi mới 44 tuổi.
Cù lao Thới Sơn nằm trên sông Tiền, còn gọi là cồn Thới Sơn, nay thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang. Cù lao Thới Sơn là danh thắng du lịch nổi tiếng ở miền Tây, mang đậm đặc trưng vùng sông nước, bao gồm 4 cồn: Lân, ly, quy, phụng.
Cầu Rạch Miễu là công trình do kỹ sư Việt Nam tự thiết kế và thi công, có 4 làn xe, rộng 15 m, dài 2,86 km. Cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang và huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre.
Vẻ đẹp nhà cổ ở Tiền Giang Đến Tiền Giang, du khách không chỉ được đắm chìm trong vẻ đẹp tự nhiên của miền sông nước, mà còn có dịp khám phá không gian nhà cổ ở Gò Công.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing