Tỉnh nào ở Việt Nam có nhiều huyện nhất?
Đây là tỉnh có nhiều huyện nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch biển, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
1. Tình nào ở Việt Nam có nhiều huyện nhất?
A
Tuyên Quang
B
Phú Thọ
C
Hà Nội
D
Theo Cổng thông tin Thanh Hóa, Thanh Hóa hiện có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm hai thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn; hai thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và 23 huyện. Đây là tỉnh có số huyện nhiều nhất cả nước.
Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách TP.HCM 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
2. Một trong những bãi biển đẹp tại Thanh Hóa là?
A
Sầm Sơn
Sầm Sơn là một trong những bãi biển đầu tiên ở phía Bắc được khai thác du lịch. Bãi biển này chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Biển Sầm Sơn được miêu tả cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khỏe con người. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn ban tặng cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại.
Tại đây nhiều hải sản như tôm he, cá thu, mực… Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách.
B
Bãi Sao
C
Bãi Dài
D
Đồ Sơn
3. Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ nằm ở huyện nào?
A
Bá Thước
B
Cẩm Thủy
C
Vĩnh Lộc
Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962.
Ngày 27/6/2011, tổ chức UNESCO chính thức công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí: Một là, thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố.
Hai là, Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hóa là công trình cổ xưa, khắc họa được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
D
Hà Trung
4. Hang động nào tại Xứ Thanh được coi là “Sơn Đoòng thứ 2 của Việt Nam”?
A
Động Từ Thức
B
Động Bo Cúng
Động Bo Cúng (ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) chiều dài gần 1km, đây là hang động được du khách ví như “Sơn Đoòng thứ 2 của Việt Nam”. Với hệ thống nhũ đá, mô hình đẹp mỹ lệ, được hình thành cách đây hàng triệu năm trước. Động cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 180km về phía tây, động Bo Cúng.
Động Bo Cúng được người dân tình cờ phát hiện vào năm 2008, có lối vào nằm cheo leo giữa lưng chừng núi. Sau khoảng thời gian được phát hiện, động Bo Cúng trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của nó. Với chiều dài khoảng 1km, có nhiều ngách hang khác nhau, có những ngách hang đủ rộng để xây cả một tòa nhà lớn. Nếu du khách đến động Bo Cúng vào những ngày hè, sẽ cảm nhận được sự mát mẻ, dễ chịu nơi đây như đang đứng giữa một chiếc điều hòa tự nhiên khổng lồ.
C
Động Bàn Bù
D
Động Cây Đăng
5. Dòng sông nào gắn liền với lịch sử phát triển của Thanh Hóa?
A
Sông Đà
B
Sông Mã
Trên hành trình 410 km đổ vào đất Việt, sự hùng vĩ của dòng sông Mã được mệnh danh là hệ thống sông lớn nhất ở Thanh Hóa. Sông Mã gắn liền với sự hình thành của miền đất xứ Thanh suốt từ vùng cao tới tận vùng đồng bằng và miền biển.
Sông Mã có thể xem là con sông cổ gắn liền với quá trình hình thành và hoàn thiện lâu dài của miền đất này. Các nghiên cứu địa chất chỉ ra các giai đoạn hình thành và phát triển của dòng sông, theo đó, ở giai đoạn cánh tân sớm (cách ngày nay khoảng 2 triệu năm) sông Mã mới chỉ là lưu vực sông phần miền núi.
Trong suốt giai đoạn cánh tân - từ giữa đến muộn - sông Mã ở dạng chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng. Bước vào giai đoạn toàn tân sớm (cách ngày nay khoảng 12 nghìn năm), sông Mã đã thực sự là sông miền đồng bằng thuộc pha cân bằng tích tụ. Nếu nói các đồng bằng là “con đẻ” của những dòng sông, thì đồng bằng sông Mã được hình thành từ “cái nôi” sông Mã, gắn với đoạn cuối của quá trình hoàn thiện “diện mạo” dòng sông như ngày nay.
C
Sông Hồng
D
Sông Lam
6. Một trong những đặc sản của Thanh Hóa phải kể đến là?
A
Nem thính
B
Nem nướng
C
Thịt chua
D
Nem chua
Thanh Hóa hấp dẫn du khách với những món ăn đặc sản nức tiếng gần xa trong đó món nem chua là ví dụ điển hình.
Nguyên liệu làm nem chua Thanh Hóa gồm thịt sống, bì lợn và nhiều loại gia vị khác như tiêu, tỏi, ớt. Tất cả những nguyên liệu này sẽ được cho lên men, khi chín ăn sẽ thấy vị chua nhè nhẹ, đậm đà.
Từ những món nem chua truyền thống, những người Thanh Hóa đã sáng tạo ra thêm nhiều cách chế biến và thưởng thức độc đáo khác nhau. Nem chua không chỉ là món ăn truyền thống được sử dụng trong những dịp lễ tết quan trọng mà còn là món quà thiết đãi bạn bè gần xa mỗi khi đến với miền quê Thanh Hóa.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/tinh-nao-o-viet-nam-co-nhieu-huyen-nhat-ar827140.html