Tình trạng gia tăng cận thị học đường, phụ huynh cần biết các biện pháp quản lý

Trong những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng báo động, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe đôi mắt…

Trẻ bị cận thị đã đeo kính nhưng mắt vẫn nhìn mờ, không rõ chữ

Bé H.T.D., 10 tuổi, học sinh trường Tiểu học Ngọc Hà, vừa mới đây được bố đưa đến Phòng khám mắt kỹ thuật cao 480 Thụy Khuê (Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội – cơ sở của hệ thống Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC) sau khi nhận được kết quả khám sàng lọc tại trường.

Bắt đầu đeo kính từ năm lớp 2, mỗi năm mắt D., đều tăng khoảng 0,5 độ. Tuy nhiên, đợt này, bố mẹ thấy con kêu đeo kính nhưng mắt vẫn mờ, không nhìn rõ bảng…

Đúng dịp nhà trường tổ chức khám sàng lọc và kết quả là mắt con đã tăng độ đáng kể: Mắt phải từ 1,75 lên 3,00 độ; mắt trái từ 1,75 lên 2,75 độ.

Bệnh viện Mắt HITEC khám sàng lọc tầm soát tật khúc xạ cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Hà.

Bệnh viện Mắt HITEC khám sàng lọc tầm soát tật khúc xạ cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Hà.

Đây không phải là một trường hợp hiếm gặp! Bởi khi trẻ từ 10 - 15 tuổi, là giai đoạn mắt phát triển mạnh cùng với sự phát triển chiều cao và thể chất. Giai đoạn này, các hoạt động học tập, giải trí với các thiết bị điện tử ở trẻ cũng có xu hướng gia tăng dẫn đến độ cận tăng nhanh (mức tăng trung bình chấp nhận được thường khoảng 0,5 độ mỗi năm) - gọi là cận thị tiến triển.

"Đối với trẻ bị cận thị, không chỉ đơn giản là việc mua cho con một cặp kính mà cần có sự can thiệp và tư vấn kịp thời. Bởi nếu không, đến những năm cuối cấp với áp lưc học tập và thi cử, số kính của con còn có thể tăng nhanh hơn nữa …" - ThS.BS. Ngô Thị Thu Lan, Bệnh viện Mắt HITEC chia sẻ, sau khi khám và tư vấn về kính mới cho bệnh nhân.

Cận thị tiến triển là gì?

Theo các chuyên gia, cận thị tiến triển là tình trạng độ cận thị tăng nhanh theo thời gian, thường rõ nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển thể chất (dưới 15 tuổi). Thay vì ổn định, độ cận liên tục tăng, khiến trẻ ngày càng nhìn xa kém và phải thay kính thường xuyên với số kính cao hơn.

BSCKI. Nguyễn Thành Trung khám và tư vấn cho học sinh có tật khúc xạ.

BSCKI. Nguyễn Thành Trung khám và tư vấn cho học sinh có tật khúc xạ.

Nếu không được kiểm soát và theo dõi sát sao, độ cận tăng nhanh, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, cụ thể:

Giảm thị lực vĩnh viễn: Cận thị nặng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt nguy hiểm như thoái hóa hoàng điểm, bong võng mạc, glocom... có thể gây mù lòa.

Ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt: Trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ bảng, đọc sách, tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và chất lượng cuộc sống.

Tăng chi phí điều trị: Khi độ cận tăng cao, việc điều chỉnh thị lực bằng kính gọng, kính áp tròng hoặc các phương pháp khác sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn.

Các yếu tố thúc đẩy tiến triển cận thị ở trẻ

Yếu tố di truyền: Trẻ có cha mẹ bị cận thị có nguy cơ mắc cận thị và cận thị tiến triển cao hơn đáng kể so với trẻ có cha mẹ không bị.

Môi trường thị giác: Thói quen nhìn gần quá nhiều, thiếu ánh sáng tự nhiên (ít hoạt động ngoài trời, tư thế học tập sai …

Không tái khám định kỳ: không phát hiện sớm tình trạng tăng độ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đeo kính không đúng số: đeo kính thiếu số hoặc quá số đều không tốt và ảnh hưởng đến sự tiến triển của cận thị.

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Thiếu một số vitamin và khoáng chất quan trọng cho mắt cũng có thể làm gia tăng sự tiến triển của cận thị.

Phụ huynh cần làm gì để kiểm soát cận thị tiến triển trẻ?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, kiểm soát thời gian nhìn gần an toàn trong ngày cho trẻ theo độ tuổi. Theo đó, vớitrẻ dưới 2 tuổi nên tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, tivi); Trẻ từ 2-5 tuổi: Nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử tối đa 1 giờ mỗi ngày và nên có sự giám sát của phụ huynh; Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Cần có sự giới hạn về thời gian nhìn màn hình mỗi ngày.

Ngoài ra, trẻ còn cần đảm bảo các hoạt động quan trọng khác như ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất thường xuyên.

Sau khi sàng lọc, học sinh được đến khám khúc xạ chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt HITEC.

Sau khi sàng lọc, học sinh được đến khám khúc xạ chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt HITEC.

Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo:

• Quy tắc 20-20-20: Sau mỗi 20 phút nhìn gần, hãy cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào một vật ở xa khoảng 20 feet (6 mét) trong vòng 20 giây.

• Tăng cường thời gian hoạt động ngoài trời: ít nhất 2 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời giúp mắt được nhìn xa và tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, có lợi cho việc phát triển thị lực và phòng ngừa cận thị.

• Đảm bảo đủ ánh sáng: Khi đọc sách, viết bài hoặc làm các công việc nhìn gần khác, cần đảm bảo môi trường có đủ ánh sáng. Tốt nhất là ánh sáng trời.

• Giữ khoảng cách phù hợp: Duy trì khoảng cách ít nhất 30-40 cm giữa mắt và sách vở hoặc thiết bị điện tử.

• Thực hiện các bài tập thư giãn mắt: Khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập đơn giản cho mắt để giảm căng thẳng.

• Tái khám mắt định kỳ: Đưa trẻ đi khám mắt 3-6 tháng một lần để theo dõi tình trạng thị lực và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần.

• Sử dụng các biện pháp kiểm soát cận thị theo chỉ định của bác sĩ, có thể: sử dụng kính gọng đặc biệt, kính áp tròng Ortho-K hoặc thuốc nhỏ mắt atropine nồng độ thấp để làm chậm tiến triển cận thị.

Trong buổi khám sàng lọc tại trường, Học sinh được đo khúc xạ tự động và kiểm tra kính đang đeo.

Trong buổi khám sàng lọc tại trường, Học sinh được đo khúc xạ tự động và kiểm tra kính đang đeo.

Cơ chế tác dụng của Atropine liều thấp (thường là 0,01%, 0,025% hoặc 0,05%) trong quản lý cận thị được cho là:

Làm chậm sự phát triển của trục nhãn cầu: Đây là nguyên nhân chính gây ra cận thị. Atropine được cho là tác động lên các thụ thể trong võng mạc và củng mạc (lớp ngoài của nhãn cầu), từ đó ức chế sự kéo dài quá mức của nhãn cầu.

Giảm điều tiết và giãn đồng tử nhẹ: Mặc dù liều thấp, Atropine vẫn có tác dụng làm giảm khả năng điều tiết của mắt khi nhìn gần và làm giãn đồng tử nhẹ, giúp giảm căng thẳng cho mắt.

An toàn và hiệu quả: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng Atropine liều thấp có hiệu quả cao trong việc làm chậm tiến triển cận thị (lên đến 50-60%) và có rất ít tác dụng phụ.

Hành động Đôi mắt sáng khỏe của con mỗi ngày!

Từ tháng 3/2025, theo nguyện vọng của nhiều phụ huynh muốn tranh thủ đưa con đi khám sau giờ làm việc, Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội triển khai chương trình khám khúc xạ ngoài giờ từ 17h00 - 20h00 hàng ngày.

Chương trình khám bao gồm: Khám khúc xạ; tư vấn Quản lý cận thị; Kiểm tra kính; Cắt kính mới

Đừng để quỹ thời gian ít ỏi ảnh hưởng đến đôi mắt con. Hãy đặt lịch khám ngoài giờ cùng Chuyên gia mắt Hitec để chăm sóc mắt con tốt hơn!

Hotline: Tại TP. Hồ Chí Minh 0345 118 228, tại Hà Nội 0984 122 153

Hoặc Website: https://benhvienmat.vn Hoặc Youtube

https://www.youtube.com/@hethongbenhvienmathitec/videos

Ệ Ố Ệ Ệ Ắ -

• Bệnh viện mắt Kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, phường Hai Bà Trưng, Hà Nội

• Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, phường Cửa Nam, Hà Nội

• Phòng khám chuyên khoa mắt: 480 Thụy Khuê, Phường Tây Hồ, Hà Nội

• Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường Tân Sơn Hòa, TP.HCM

Phạm Thị Bích Mận (Bệnh viện Mắt HITEC)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tinh-trang-gia-tang-can-thi-hoc-duong-phu-huynh-can-biet-cac-bien-phap-quan-ly-169250717101309804.htm