Hòn đảo Skull Rock nằm ở ngoài khơi thuộc công viên quốc gia Wilson Promontory, bang Victoria, Australia. Thoạt nhìn, hòn đảo giống như tảng đá bình thường nhô cao giữa biển. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, mọi người sẽ thấy hòn đảo trông giống "đầu lâu" của người khổng lồ. Ảnh: Atlasobscura.
Nhiều người cho rằng, chính hình dáng độc đáo như vậy nên hòn đảo mới có tên gọi Skull Rock (tạm dịch: Đá sọ người). Ảnh: Atlasobscura.
Theo giới chuyên gia, Skull Rock là hòn đảo hoang sơ được kiến tạo bằng loại đá granit nhỏ. Ảnh: Atlasobscura.
Bên trên đảo là một hang động khổng lồ rộng khoảng 130m, cao 60m và sâu 60m. Trên nền hang động, cỏ mọc tươi tốt. Ảnh: Atlasobscura.
Các chuyên gia địa chất cho hay Skull Rock được xem là kiệt tác của thiên nhiên. Trong suốt hàng ngàn năm qua, gió, mưa và nước biển đã tạo nên hình dáng độc đáo cho hòn đảo với một hốc mắt và hai phần hõm bên dưới như hai lỗ mũi. Ảnh: Atlasobscura.
Một hướng dẫn viên du lịch địa phương cho hay hòn đảo Skull Rock lớn tới mức có thể nhấn chìm cả nhà hát Opera Sydney. Ảnh: Atlasobscura.
Do các vách đá dựng cao thẳng đứng, những cơn sóng dữ và không có nơi nào để tàu thuyền neo đậu nên du khách không thể đặt chân lên Skull Rock để khám phá hòn đảo này. Ảnh: news.com.au.
Trong khi khó có thể tiếp cận đảo Skull Rock bằng thuyền, một số nhà thám hiểm đã nhờ sự hỗ trợ của máy bay trực thăng thả xuống. Ảnh: news.com.au.
Những nhà thám hiểm thành công tiếp cận đảo Skull Rock cho hay bên trong hang động là nơi làm tổ của một số loài chim biển. Ảnh: news.com.au.
Ngoài ra, các nhà thám hiểm còn phát hiện một vài khẩu súng thần công đã rỉ sét. Họ suy đoán có thể những tàu thuyền đi qua vùng biển này sử dụng. Đồng thời, họ còn phát hiện tàn tích của một số con tàu từng va vào đảo Skull Rock. Ảnh: news.com.au.
Mời độc giả xem video: Du lịch xanh ở hòn đảo nhựa của Ivory Coast. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo Atlasobscura)