Tòa án Tối cao Anh bác yêu cầu kháng cáo của nhà sáng lập WikiLeaks
Ngày 14/3, Tòa án Tối cao Anh đã bác yêu cầu cho ông Julian Assange, người sáng lập và là giám đốc của WikiLeaks, được kháng cáo liên quan tới quyết định dẫn độ ông sang Mỹ, nơi ông có thể đối mặt với an tù chung thân.
Phán quyết mới nhất của tòa này dần khép lại cuộc chiến pháp lý kéo dài của ông Assange tại các tòa án Anh.
Phán quyết của Tòa án Tối cao Anh nêu rõ trong đơn của mình, ông Assange đã không nêu ra được điểm gây tranh cãi của luật. Theo WikiLeaks, vụ việc giờ đây được chuyển sang Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel để cho phép dẫn độ.
Mỹ muốn xét xử nhà sáng lập WikiLeaks liên quan đến việc công bố 500.000 hồ sơ quân sự mật liên quan đến các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Iraq và Afghanistan. Tháng 1/2021, ông Assange dường như được hoãn dẫn độ với lý do ông có thể tự sát nếu bị giam biệt lập tại một cơ sở của Mỹ trong điều kiện an ninh tối đa.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ kháng cáo và trong vụ xử phúc thẩm kéo dài 2 ngày hồi tháng 10/2021, các luật sư chính phủ chỉ đảm bảo ngoại giao rằng Assange sẽ không bị biệt giam tại một nhà tù liên bang an ninh nghiêm ngặt và sẽ được chăm sóc thích hợp. Kháng cáo của Chính phủ Mỹ được chấp thuận. Tuy nhiên, ông Assange kháng cáo lại phán quyết này và thẩm phán cho phép ông kháng cáo lên tòa án cao nhất nước Anh.
Sau phán quyết mới nhất của Tòa án Tối cao Anh, các luật sư của Assange biết họ sẽ tiếp tục theo đuổi tiến trình pháp lý.
Ông Assange, 50 tuổi, bị cáo buộc vi phạm Luật Gián điệp Mỹ về công bố các hồ sơ ngoại giao và quân sự năm 2010. Ông có thể bị phạt tù 175 năm nếu bị tuyên có tội. Nhân vật này cũng từng bị cảnh sát Thụy Điển điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục. Từ năm 2019, Assange bị giam giữ tại London do vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Trước đó, ông này có 7 năm ở Đại sứ quán Ecuador ở London để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển. Tuy nhiên, chính phủ mới tại Ecuador đã hủy bỏ quy chế bảo vệ ngoại giao.