TOÀN VĂN: Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
Toàn văn Quyết định 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
___________________
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Kế hoạch
thực hiện Quy hoạch điện VIII)
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
t
rung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn
:
Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng công ty Đông Bắc và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
/.
KẾ HOẠCHThực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.
- Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.
- Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.
- Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải bám sát mục tiêu, định hướng của Quy hoạch điện VIII, cụ thể hóa được các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Đảm bảo phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung - cầu nội vùng; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và linh hoạt trong phát triển nguồn/lưới điện phù hợp với bối cảnh, nguồn lực quốc gia.
- Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành điện trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định cụ thể danh mục, tiến độ các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng, ưu tiên của ngành điện bao gồm lưới điện liên kết khu vực trong thời kỳ quy hoạch; danh mục, tiến độ các dự án năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) cho từng địa phương tới năm 2025.
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển điện lực.
- Đảm bảo tính tuân thủ, kế thừa, đồng bộ với các quy hoạch ngành/kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia được duyệt, đảm bảo tính liên kết, thống nhất trong thực hiện.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII
1. Danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030
- Tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 1 Phụ lục III.
- Tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 2 Phụ lục III.
- Tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 3 Phụ lục III.
- Tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW. Danh mục các dự án cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 5 Phụ lục III.
- Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW. Danh mục dự án thủy điện vừa và lớn cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 6 Phụ lục III.
- Tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW. Danh mục dự án cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 7 Phụ lục III.
2. Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030
- Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW. Công suất điện gió ngoài khơi theo vùng tại Bảng 1, Phụ lục II.
- Tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW. Danh mục các dự án điện gió trên bờ tại Bảng 9, Phụ lục III.
- Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW. Danh mục các dự án thủy điện nhỏ xây dựng mới tại Bảng 10, Phụ lục III.
- Tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW. Danh mục các dự án điện sinh khối xây dựng mới tại Bảng 11, Phụ lục III.
- Tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW. Danh mục các dự án điện sản xuất từ rác xây dựng mới tại Bảng 12, Phụ lục III.
- Tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW. Kết quả phân bổ điện mặt trời mái nhà theo tỉnh tại Bảng 6, Phụ lục II. Việc phát triển điện mặt trời mái nhà thực hiện theo quy định pháp luật về phát triển điện mặt trời mái nhà, phù hợp với quy mô công suất được phê duyệt.
- Tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW. Danh mục dự án đầu tư xây dựng mới tại Bảng 8 Phụ lục III. Ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo kết hợp đầu tư pin lưu trữ. Công suất pin lưu trữ của nhà máy điện năng lượng tái tạo không tính vào công suất của dự án nguồn điện, không tính vào cơ cấu công suất pin lưu trữ của hệ thống điện (đến năm 2030 là 300 MW).
3. Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030
- Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.
- Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.
- Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:
+ Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi). Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.
4. Danh mục các dự án lưới điện truyền tải và liên kết lưới điện khu vực
Danh mục các dự án lưới điện truyền tải quan trọng, ưu tiên đầu tư, lưới điện liên kết với các nước láng giềng nêu tại Phụ lục V.
Khối lượng "lưới điện dự phòng phát sinh các đường dây và trạm biến áp" có trong Phụ lục V được phép sử dụng để:
(i) Triển khai các dự án lưới điện truyền tải xây dựng mới hoặc các công trình đầu tư bổ sung mới để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, khả năng điều khiển và vận hành hệ thống điện trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa có danh mục cụ thể tại Quyết định số 500/QĐ-TTg.
(ii) Đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện nhập khẩu (từ Lào, Trung Quốc...) vào hệ thống điện Việt Nam.
(iii) Đấu nối đồng bộ (cấp điện áp 220 kV trở lên) các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII với hệ thống điện quốc gia.
Giao Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thống nhất khi triển khai các dự án cụ thể.
5. Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo
(i) Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã;
(ii) Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân;
(iii) Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; Huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Danh mục các tỉnh/dự án thành phần trong Chương trình nêu tại Phụ lục IV.
6. Kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo
Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030 như sau:
- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo tại Bắc Bộ.
+ Vị trí: Tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, … Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.
+ Quy mô: Điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 500 MW.
+ Các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, dịch vụ cảng biển, hậu cần phục vụ xây lắp, vận hành, bảo dưỡng.
+ Các khu công nghiệp xanh, phát thải các bon thấp.
+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
- Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ.
+ Vị trí: Tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, … Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.
+ Quy mô: Điện gió ngoài khơi khoảng 2.000-2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500-2.000 MW.
+ Các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, dịch vụ cảng biển, hậu cần phục vụ xây lắp, vận hành, bảo dưỡng.
+ Các khu công nghiệp xanh, phát thải các bon thấp.
+ Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
7. Danh mục các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện
Danh mục các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện tại các Bảng 1, 2, 3 Phụ lục I.
8. Nhu cầu sử dụng đất tới năm 2030
Tổng nhu cầu sử dụng đất cho nguồn và lưới điện truyền tải toàn quốc khoảng gần 90,3 nghìn ha.
9. Nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2030
- Vốn đầu tư công:
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện khoảng 50 tỷ đồng.
+ Nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo khoảng 29.779 tỷ đồng. Hiện nay, cân đối được khoảng 8.915,6 tỷ đồng (chiếm 30%), trong đó vốn ngân sách Trung ương cân đối được 7.351,9 tỷ đồng, vốn các địa phương và EVN khoảng 1.563,7 tỷ đồng. Vốn chưa cân đối được khoảng 20.857 tỷ đồng (chiếm 70%).
- Vốn khác ngoài vốn đầu tư công:
Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công. Tổng vốn đầu tư ước tính 3.223 nghìn tỷ đồng (tương đương 134,7 tỷ USD), trong đó đầu tư phần nguồn điện khoảng 2.866,5 nghìn tỷ đồng (119,8 tỷ USD) và đầu tư phần lưới điện truyền tải khoảng 356,5 nghìn tỷ đồng (14,9 tỷ USD).
+ Vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025: 1.366,2 nghìn tỷ đồng (57,1 tỷ USD), trong đó nguồn điện 1.150,9 nghìn tỷ đồng (48,1 tỷ USD), lưới truyền tải 215,3 nghìn tỷ đồng (9,0 tỷ USD).
+ Vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030: 1.856,7 nghìn tỷ đồng (77,6 tỷ USD), trong đó nguồn điện 1.715,6 nghìn tỷ đồng (71,7 tỷ USD), lưới truyền tải 141,2 nghìn tỷ đồng (5,9 tỷ USD).
10. Giải pháp thực hiện quy hoạch
Các giải pháp thực hiện quy hoạch được thực hiện theo Phần VI, Điều 1 của Quyết định số 500/QĐ-TTg.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về các nội dung đề xuất, kiến nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó nội dung Kế hoạch phải bám sát các mục tiêu của Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tổng thể, tối ưu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm vững chắc cung ứng đủ điện cho quốc gia và các vùng, miền theo dự báo nhu cầu điện hàng năm.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 tới các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế để tạo sự thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển điện lực.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã quyết định đầu tư nhưng nếu đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án (nếu có) thì chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và thi hành án (nếu có) và phải được cấp thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để sửa đổi các quy định của luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, ban hành chế tài và các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc về sử dụng hiệu quả năng lượng. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 2026-2030.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện; cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhất là nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhập khẩu từ Lào; xây dựng giá truyền tải cho các dự án lưới truyền tải đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng lưới điện.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng có nguồn gốc hydrogen, khuyến khích các hộ tiêu thụ chuyển đổi công nghệ sang sử dụng năng lượng có nguồn gốc hydrogen.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án nguồn và lưới điện, xác định trách nhiệm cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với các dự án chậm tiến độ; có chế tài xử lý, thu hồi các dự án chậm tiến độ.
- Chủ trì, nghiên cứu xây dựng báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thị trường dịch vụ phụ trợ, hoàn thiện các quy định về thị trường dịch vụ phụ trợ, các quy định về giá dịch vụ phụ trợ phù hợp để khuyến khích các nhà máy điện tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống. Dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
- Phối hợp với UBND các địa phương có dự án điện mặt trời tập trung đã giao chủ đầu tư để rà soát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định triển khai tới năm 2030.
- Phối hợp với các địa phương có các dự án nguồn điện khí tự nhiên, khí LNG để đôn đốc các chủ đầu tư dự án khẩn trương triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đưa vào vận hành; đề xuất giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Hàng năm, Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương để rà soát, báo cáo tình hình phát triển điện lực, đề xuất danh mục dự án thay thế các dự án chậm tiến độ.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát đối với phần công suất nguồn điện còn thiếu để hoàn thiện danh mục các dự án phát triển trong thời kỳ quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền ban hành quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án điện gió ngoài khơi, các dự án sản xuất hydrogen/amoniac sử dụng điện gió ngoài khơi, dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi.
- Phối hợp xây dựng cơ chế đấu thầu công khai, minh bạch để lựa chọn các chủ đầu tư thực hiện các dự án điện, hướng dẫn các địa phương thực hiện.
- Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Quy hoạch để khắc phục các vướng mắc trong quá trình phát triển điện lực.
3. Bộ Tài chính
- Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường.
- Phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng và ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế tài chính, cơ chế giá điện, cơ chế khuyến khích để hỗ trợ thực hiện.
4. Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành khác, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai đúng tiến độ các dự án trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật; đề xuất chính sách, các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về tính trung thực, chính xác đối với thông tin, số liệu và nội dung đề xuất các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo đúng các nội dung hướng dẫn của Bộ Công Thương, bảo đảm các yêu cầu pháp lý của các dự án có thể triển khai khả thi, hiệu quả và không được hợp thức hóa các sai phạm.
- Rà soát Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo đúng chức năng, thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án nhiệt điện sử dụng LNG chưa có chủ đầu tư, khẩn trương hoàn thành lựa chọn chủ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ lập và trình báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trong quý II năm 2025.
- Khẩn trương rà soát các dự án điện mặt trời tập trung đã được phê duyệt quy hoạch, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư theo Quyết định số 500/QĐ-TTg và Thông báo 453/TB-VPCP ngày 03 tháng 11 năm 2023, có văn bản gửi Bộ Công Thương khẳng định về tính pháp lý, sự phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn, trong đó có sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác trên địa bàn làm cơ sở để Bộ Công Thương lựa chọn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bố trí quỹ đất cho phát triển các công trình điện theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện theo quy định.
- Trước khi thẩm định, phê duyệt Chủ trương đầu tư các dự án nguồn điện chưa có trong danh mục dự án quan trọng, ưu tiên của ngành điện, lấy ý kiến Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan về sự phù hợp với quy hoạch.
- Rà soát, hoàn thành việc cung cấp/bổ sung số liệu, đề xuất các dự án nguồn điện bám sát các tiêu chí do Bộ Công Thương hướng dẫn, phù hợp với quy mô công suất đã được phân bổ, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tuyệt đối không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 4 năm 2024
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá cân đối cung - cầu điện, tình trạng vận hành hệ thống điện toàn quốc và khu vực, báo cáo các cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện vận hành hệ thống nguồn điện an toàn, thông suốt và hiệu quả tránh để xảy ra thiếu điện trong mọi tình huống.
- Thực hiện đúng tiến độ các dự án nguồn điện/lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao. Tập trung mọi nguồn lực để triển khai công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên) bảo đảm hoàn thành trong tháng 6/2024. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm chính nếu dự án chậm tiến độ, không đảm bảo an ninh cung cấp điện.
- Thực hiện triệt để các giải pháp đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.
- Nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi được các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư.
7. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn khí trong nước để cung cấp cho phát điện, phù hợp với nhu cầu phụ tải điện. Triển khai nhanh, có hiệu quả các mỏ khí Lô B, Cá Voi Xanh, Kèn Bầu... theo tiến độ được duyệt.
- Thực hiện các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng kho, cảng, kết nối hệ thống khí trong nước và khu vực phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên và LNG để đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy điện.
- Thực hiện đúng tiến độ các dự án nguồn điện được giao.
- Nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi được các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư.
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc
- Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng. Trước mắt nâng cao năng lực sản xuất than trong nước, kết hợp với nhập khẩu than để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện.
- Đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
9. Đơn vị tư vấn lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
Chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về:
- Nội dung tính toán, đề xuất của Đề án Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
- Phương pháp tính toán, tiêu chí, luận chứng, cơ sở pháp lý trong việc sàng lọc và đề xuất danh mục các dự án.
- Tính trung thực, chính xác, khách quan, khoa học của các đề xuất, tham mưu, cũng như các thông tin, số liệu tổng hợp từ các địa phương, doanh nghiệp.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN/DỰ ÁN ƯU TIÊN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA NGÀNH ĐIỆN
Bảng 1: Các Đề án/dự án xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật
Bảng 2: Các Đề án/dự án tăng cường năng lực khoa học công nghệ, xây dựng trung tâm nghiên cứu cơ bản, trung tâm phát triển
Bảng 3: Các Đề án/dự án đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
PHỤ LỤC II
PHÂN BỔ CÔNG SUẤT CÁC NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO THEO VÙNG/ĐỊA PHƯƠNG
Bảng 1: Công suất nguồn điện gió ngoài khơi theo vùng
Bảng 2: Công suất nguồn điện gió trên bờ (trên đất liền và gần bờ) theo địa phương
Bảng 3: Công suấtnguồnthủy điện nhỏ theo địa phương
Bảng 4: Công suất nguồn điện sinh khối theo địa phương
Bảng 5:Công suất nguồn điện sản xuất từ rác theo địa phương
Bảng 6: Công suất nguồn điện mặt trời mái nhà theo địa phương
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC LOẠI HÌNH NGUỒN ĐIỆNVẬN HÀNH GIAI ĐOẠN 2023-2030
Bảng1: Danh mục các dự án nhiệt điện khí trong nước
Ghi chú:
- (*) Nhà máy điện hiện có, sẽ chuyển sang sử dụng khí từ mỏ khí Lô B;
- Quy mô chính xác của các nhà máy điện sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.
Bảng2: Danh mục các dự án nhiệt điện LNG
Ghi chú:
Quy mô chính xác của các nhà máy điện sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.
Bảng3: Danh mục các dự án nhiệt điện than
Bảng4: Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn
Ghi chú:
(*) Nhà đầu tư đã xin dừng dự án (Theo Văn bản EGATi 277/2023). UBND tỉnh Quảng trị có Văn bản số 4009/UBND-KT ngày 09/8/2023 đề nghị chuyển đổi Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng trị sang nhà máy điện khí
(**) UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 19346/UBND-CN ngày 21/12/2023 đề nghị chuyển đổi nhiên liệu Dự án Nhà máy nhiệt điện thanh Công Thanh sang sử dụng LNG
Bảng5: Danh mục các dự án nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp
Bảng6: Danh mục các dự án thủy điện vừa và lớn
Ghi chú:
(*) Dự án thủy điện La Ngâu được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND tỉnh Bình Thuận có Văn bản số 21/UBND-KT ngày 03/01/2020 đề nghị đưa dự án thủy điện La Ngâu ra khỏi quy hoạch. Bộ Công Thương đã có Văn bản số 1986/BCT-ĐL ngày 20/3/2020 đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận xử lý dứt điểm các nội dung nêu tại Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 25/5/2018 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(**) UBND tỉnh Phú Thọ đã có Văn bản số 4424/UBND-CNXD ngày 08/11/2023 đề nghị đưa ra khỏi Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Bảng7: Danh mục các dự án thủy điện tích năng
Bảng 8:Danh mục cácdự ánpin lưu trữ
Bảng 9: Danh mục các dự án điện gió trên bờ (trên đất liền và gần bờ)
Bảng 10: Danh mục các dự án thủy điện nhỏ
Bảng 11: Danh mục các dự án điện sinh khối
Bảng 12: Danh mục các dự án điện sản xuất từ rác
Bảng 13: Danh mục các dự án điện mặt trời xem xét sau năm 2030 được triển khai trong thời kỳ quy hoạch nếu thực hiện theo hình thức tự sản, tự tiêu
PHỤ LỤC IV
CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO
PHỤ LỤC V
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI
Bảng1:Danh mục các công trình trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo
Bảng2:Danh mục các công trình đường dây 500 kV xây mới và cải tạo
Ghi chú: Giai đoạn 2031-2035, thực hiện các công trình đấu nối các nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư đã được nêu trong Quyết định số 500/QĐ-TTg:
Đấu nối LNG Long Sơn, dự kiến khoảng 72 km đường dây 500 kV,
Đấu nối LNG Long An II, dự kiến khoảng 30 km đường dây 500 kV,
Đấu nối TĐTN Đông Phù Yên, dự kiến khoảng 140 km đường dây 500 kV,
Đấu nối TĐTN Đơn Dương #1, dự kiến khoảng 72 km đường dây 500 kV.
Bảng 3: Danh mục các công trình trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo
Ghi chú:
Đối với các dự án năng lượng tái tạo chưa được phê duyệt trong danh mục nguồn điện lần này, lưới điện đồng bộ đấu nối các dự án này sẽ được rà soát vàchuẩn xác trong lần phê duyệt bổ sung
Bảng 4: Danh mục các công trình đường dây 220 kV xây mới và cải tạo
Ghi chú:
1. Đối với trạm biến áp
- Danh mục trạm biến áp không bao gồm các trạm biến áp nâng áp của các dự án nguồn điện. Riêng với nguồn điệngió ngoài khơi, các trạm nâng áp vẫn được đưa vào danh mục trạmbiến áp500 kV để thuận lợi cho việc thỏa thuận quỹ đất đặt trạm, nhưng không được thống kê vào tổng khối lượng xây dựng và vốn đầu tư các công trình lưới điện. Công suất trong bảng là tổng công suất của các máy biến áp của trạm. Trong quá trình thực hiện của mỗi giai đoạn, quy mô của trạm biến áp sẽ được lựa chọn phù hợp với nhu cầu phụ tải và giải tỏa công suất nguồn điện.
- Trong trường hợp có sự tăngtrưởng phụ tải ở một số khu vực một cách đột biến dẫn đến phải thay đổi, bổ sung quy mô, kết lưới đường dây và trạm thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.
2. Đối vớiđường dây
- Chiều dài đường dây sẽ được chuẩn xác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Trong trường hợp có sự tăng trưởng phụ tải ở một số khu vực một cách đột biến dẫn đến phải thay đổi, bổ sung quy mô, kết lưới đường dây và trạm thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.
3. Đối với các dự án năng lượng tái tạo chưa được phê duyệt trong danh mục nguồn điện lần này, lưới điện đồng bộ đấu nối các dự án này sẽ được rà soátvàchuẩn xác trong lần phê duyệt bổsung;l
[HĐ1]Lưu ý