Tôi lấy chồng xa 3 năm không về nhà mẹ đẻ, thấy mẹ gửi tin nhắn cho chồng mà rơi nước mắt

Mai nói với mẹ về việc kết hôn, bà rất thiếu kiên nhẫn nói: 'Lấy chồng xa như vậy, sau này có không tốt cũng đừng về nhà tìm tôi!'. Nói xong, bà cúp máy.

Từ nhỏ Mai đã biết tình cảm của bố mẹ không tốt. Hai người thường xuyên cãi nhau, lại đều là người tính tình nóng nảy, cứng đầu, nên không ai chịu thua ai. Vóc dáng mẹ Mai có chút cao lớn nên bà một chút cũng không sợ chồng, hai người khi cãi nhau lúc hung dữ còn không ngại “động thủ” với nhau. Cảnh tượng thực sự rất đáng sợ. Khi Mai còn nhỏ, cô sợ nhất là mỗi lần bố mẹ cãi nhau. Mỗi lần như vậy, cô sẽ chạy trốn thật xa, đợi đến khi họ bình tĩnh rồi mới trở lại.

Bố mẹ cãi nhau, con cái sẽ trở thành ống xả của họ. Mai thường bị mắng bởi cả hai. Mẹ luôn nói Mai giống hệt bố, nói rằng hai bố con tính tình y như nhau, rất không thích cô, hay nhiếc móc, giọng điệu nói chuyện không khi nào tốt. Vậy nên về cơ bản, Mai cũng không thích mẹ. Đôi khi cô ngờ vực phải chăng mình không phải là con ruột của bà? Mặc dù dường như không yêu con gái nhưng mẹ Mai cũng vẫn nuôi cô ăn học đầy đủ. Chỉ là giữa hai mẹ con thường không có chuyện gì để nói. Luôn có một bức tường tồn tại giữa hai người họ.

Khi Mai 13 tuổi thì bố cô bị ung thư qua đời. Sau khi ông qua đời, mẹ cô như thay đổi thành một người khác, tính khí trở nên rất kỳ lạ, thường lẩm bẩm một mình, không rõ là nói gì. Đối với Mai, thái độ vẫn là lạnh lùng, chỉ cần cô làm sai một chút, bà sẽ rất tức giận hét mắng cô. Mai tủi thân lấy nước mắt chan cơm, luôn muốn thoát khỏi nhà càng sớm càng tốt.

Tốt nghiệp Trung học xong, Mai đi làm ngay, cuối cùng cũng không còn phải chịu đựng sự tức giận của mẹ mình nữa. Thế giới bên ngoài dẫu dữ dội thì vẫn tuyệt vời. Mai thích cuộc sống ở các thành phố lớn, nó làm cô quên đi tất cả cuộc sống đau khổ trước đây. Số tiền kiếm được hàng tháng, trừ ăn tiêu cơ bản Mai đều gửi về hết cho mẹ. Bà đã già, sức khỏe cũng không còn như trước. Mặc dù không thích bà nhưng tốt xấu gì bà cũng là mẹ ruột sinh ra cô nên nhìn bà sống cảnh một thân một mình, Mai vẫn rất thương.

Mai hiếm khi gọi về nhà, mẹ cũng hiếm khi gọi cho cô. Trước mặt người ngoài cô ít khi đề cập đến bà. Trong thời gian làm việc ở nhà máy, Mai quen biết chồng mình. Quê anh cách quê cô hàng ngàn cây số. Hai người rất yêu nhau, anh đối xử tốt với cô, cho cô sự ấm áp mà từ lâu cô không có. Mai rất muốn kết hôn với người đàn ông này.

Mai nói với mẹ về việc kết hôn, bà rất thiếu kiên nhẫn nói: “Lấy chồng xa như vậy, sau này có không tốt cũng đừng về nhà tìm tôi!”. Nói xong, bà cúp máy. Sau đó Mai vẫn lấy anh. Ngày cô kết hôn, mẹ cho cô 50 triệu làm của hồi môn, không có gì khác nữa. Sau khi về nhà chồng, Mai mới thấm thía hết nỗi khổ của lấy chồng xa.

Nhà chồng Mai ở nông thôn. Kết hôn xong, họ sống chung cùng bố mẹ chồng ở căn nhà đã cũ của ông bà. Gia đình chồng không có tiền, cuộc sống sau hôn nhân phải nói là thắt chặt chi tiêu hết mức có thể. Khi Mai sinh con, mẹ cô cũng không đến thăm. Lúc cô ở cữ, bà cung không đến tìm. Mẹ chồng làm nông, mỗi ngày đều phải lo chuyện đồng áng, căn bản không có thời gian chăm Mai, càng không có thời gian chăm cháu. Tiền lương của chồng Mai cũng không cao. Vợ chồng cô muốn mua nhà từ lâu nhưng mãi không thực hiện được.

Từ lúc Mai kết hôn, hai mẹ con cô thậm chí còn ít liên lạc hơn. Thực ra Mai cũng rất muốn về thăm mẹ nhưng vì con còn nhỏ, hơn nữa đường xá xa xôi, giá tàu xe lại đắt, mọi bề đều không thuận. Thoắt cái đã 3 năm Mai chưa về nhà mẹ đẻ, trong lòng cô vẫn luôn đau đáu không biết mẹ mình dạo này thế nào, thực sự rất lo lắng cho bà.

Khi con lớn hơn một chút, Mai để thằng bé ở nhà cho mẹ chồng và đi làm trong nhà máy của chồng. Áp lực cuộc sống thực sự quá lớn, chỉ dựa vào một mình chồng cô kiếm tiền thì không đủ. Từ trước đến nay, Mai chưa từng tò mò xem trộm điện thoại của chồng. Nhưng hôm đó, lúc chồng đang bận trong nhà tắm, cô giúp anh trả lời một cuộc gọi thì vô tình đọc được tin nhắn mẹ cô và chồng cô gửi cho nhau.

Tin nhắn của mẹ Mai gửi cho chồng cô rất dài. Đó gần như là một bản dặn dò chi tiết, gồm 3 điều. Bà viết: “Điều đầu tiên: Tính cách của cái Mai có chút sốc nổi, sau này anh cần bao dung con bé nhiều hơn. Tôi không thể ở bên cạnh nó thì anh phải đối xử tốt với nó.

Điều 2: Cháu trai bé nhỏ của tôi rất dễ thương phải không? Tôi muốn đến thăm hai mẹ con nó, nhưng chân không thuận tiện, lại rất say xe. Con bé ở cữ, anh làm ơn hãy chăm sóc nó thật tốt.

Điều 3: Cháu trai nhỏ của tôi chắc đã lớn lắm rồi? Nếu hai đứa không có thời gian về với tôi thì có thể thường xuyên gửi ảnh thằng bé cho tôi được không? Như vậy tôi cũng đã rất hài lòng rồi.”

Đọc xong, Mai nước mắt đầy mặt. Cô cứ nghĩ mẹ không yêu mình, luôn ghét bỏ bà nhưng thực ra bà vẫn luôn lặng thầm quan tâm đến con gái lấy chồng xa. Mai không nhận ra tâm tình của bà, quả thực là bất hiếu! Mai đã nghĩ kỹ, một thời gian ngắn nữa, cô sẽ đưa chồng con về thăm mẹ, hai mẹ con thử thẳng thắn một lần bộc lộ tình cảm với nhau!

***

Gia đình gốc nơi mỗi người sinh ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhân sinh quan của một người, đặc biệt là trong hôn nhân và chọn bạn đời. Mai từ nhỏ đã chứng kiến cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, tuy không mất niềm tin vào tình yêu nhưng lại có tư tưởng muốn được giải thoát khỏi gia đình càng sớm càng tốt. Hơn nữa, khi yêu thì chỉ cần người kia cho mình được sự ấm áp mà cô không nhận được bố mẹ mình thì sẽ chấp nhận kết hôn, không để tâm đến điều kiện gia đình, hoàn cảnh sống của đối phương.

Sau khi về nhà chồng, vì lấy chồng xa, không có mẹ ở bên cạnh nên Mai gần như phải một thân một mình chống chọi với mọi khó khăn của cuộc sống. Lúc này, cô mới thấm thía câu nói có vẻ lạnh lùng nhưng thực ra là tràn đầy sự quan tâm của mẹ mình.

Hôn nhân là sự kiện quan trọng của cuộc đời, không thể quyết định vội vàng. Trước khi kết hôn cần nắm rõ nhân sinh quan cũng như hoàn cảnh gia đình của đối phương, có như vậy thì khi bước vào hôn nhân mới không bị “sốc”.

Khả năng tái nhiễm của biến thể Omicron là như thế nào

Theo V.A

Vietnamnet

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/toi-lay-chong-xa-3-nam-khong-ve-nha-me-de-thay-me-gui-tin-nhan-cho-chong-ma-roi-nuoc-mat-172220310083122838.htm