Top 10 đền chùa linh thiêng nhất nên đến vào dịp đầu năm
u năm mới, đi đến những ngôi đền, chùa để cầu mong may mắn tốt lành là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Cùng Congluan.vn điểm danh Top 10 đền chùa linh thiêng nhất nên đến vào dịp đầu năm.
Phủ Tây Hồ, Hà Nội: Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa hồ phía trước là cổng thành Thăng Long. Đầu làng là ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh. Vào mỗi độ tết đến xuân về đây là nơi thu hút rất đông du khách thập phương tới đây để dâng hương cầu chúc và mong muốn năm mới nhiều may mắn và an lành.
Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội: Mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì hàng triệu người dân khắp tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Ngày hội vào ngày 6 tháng giêng tới 18 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Đến với chùa Hương mọi du khách thập phương mong cầu cho năm mới gia đình bình an làm ăn phát đạt. Ngoài là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở nước ta thì đây còn là ngôi chùa có cảnh quan cực đẹp và độc đáo.
Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh: Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho ở khu Cô Mễ tỉnh Bắc Ninh. Đền lập trên một kho lương thực cũ của triều đình ở núi Kho để tưởng nhớ bà chúa Kho đã khéo léo trong việc tổ hức và sản xuất tích trữ lương thực. Mọi người đến lễ đền người đi lễ để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm để có một năm làm ăn phát đạt kinh doanh thuận lợi.
Đền Trần, Nam Định: Đền Trần là một đền tại đường Trần Thừa - Lộc Vượng- Nam Định. Nơi đây thờ các vị vua nhà Trần cùng với các quan lại có công với triều đình. Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính đó là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa. Các công trình đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng giêng âm thành phố Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần. Theo quan niệm ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h ngày 14 tháng 1. Vậy nên cứ vào ngày đó hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần để xin ấn.
Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Bái Đính không chỉ là một trong những ngôi chùa cầu tài lộc linh thiêng nhất mỗi dịp đầu năm mà còn là địa chỉ không thể bỏ qua cho những tín đồ săn ảnh khi đến Ninh Bình. Bái Đính bao gồm hai khu vực, đó là Bái Đính cổ tự và Bái Đính tân tự. Bái Đính cổ tự dẫn các bạn đến nơi thờ Mẫu, thờ thánh Nguyễn hay Thần Cao Sơn và ở đây có Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam.
Chùa Yên Tử, Quảng Ninh: Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông, khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may. Thời gian diễn ra lễ hội từ 10 tháng Giêng - tháng 3 âm lịch.
Chùa Thiên Mụ - Huế: Bắt nguồn từ truyền thuyết về lời tiên đoán của một bà lão nhà trời, sau khi vào trấn giữ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự. Trải qua hơn 400 năm, chùa Thiên Mụ không chỉ là chốn tâm linh của người dân Huế, mà còn là chốn có phong cảnh hữu tình ở Huế. Thiên nhiên thơ mộng và kiến trúc cổ kính giao hòa với nhau đến mức hoàn chỉnh.
Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng: Chùa Linh Ứng nằm trên bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, nơi nổi danh với sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc trang nhã, không gian thanh tịnh và khung cảnh thiên nhiên sóng nước, mây trời bao la. Bên cạnh đó, chùa Linh Ứng còn nổi bật bức tượng Quan Thế Âm cao 67m, được xem là cao nhất của Đông Nam Á.
Thiên viện Trúc Lâm - Đà Lạt (Lâm Đồng): Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt, một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Nằm cạnh hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền Viện Trúc Lâm được xem là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không gian lẫn quy mô tụ tập. Bên trong chính điện thờ Phật Hoa Liên, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.
Chùa Giác Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh: Là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi chứa đựng nhiều cổ vật quý hiếm cùng sự thăng hoa trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Điểm nổi bật của chùa là 38 tháp cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX và 113 pho tượng Phật cổ. Ngày xuân, nơi đây đón hàng ngàn khách trong nước và quốc tế đến dâng hương, lễ phật và chiêm ngưỡng nét uy nghiêm các tượng Phật.