Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 6 định hướng cụ thể: phát triển thị trường du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch; đầu tư phát triển du lịch; tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua, tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng, quản lý nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong trục hành lang phát triển kinh tế ven biển dọc theo vùng duyên hải Bắc Bộ. Việc nắm bắt kịp thời các cơ hội từ việc triển khai thực hiện quy hoạch mới được công bố sẽ là con đường giúp kinh tế du lịch của tỉnh thực sự phát huy hết tiềm năng để cất cánh.
Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…
Để thu hút du khách đòi hỏi du lịch tỉnh Hà Nam đẩy mạnh kết nối với các tỉnh, thành lân cận trong đó có Hà Nội. Cần xây dựng tour liên tuyến, có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất...
Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình 'đổ về với biển', trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước với các làng quê trù phú, phồn thịnh.
Tuyến đường ĐT495B có chiều dài 28,9 km thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ quốc lộ (QL) 1A huyện Thanh Liêm giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình bằng nút giao Liêm Sơn, đi qua huyện Bình Lục giao với QL 21A; QL21B, đường nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Ninh Bình; kết nối hai di tích quốc gia đền Trần (Hà Nam) với Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần (Nam Định).
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định Nguyễn Tiến Dũng cho biết buổi lễ góp phần ôn lại truyền thống hào hùng của cha ông, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm...
Lễ dâng hương tưởng nhớ được địa phương tổ chức đúng vào ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo cách đây 724 năm.
Ngày 22/9 (tức 20/8 năm Giáp Thìn), tại Di tích lịch sử, văn hóa đền Bảo Lộc và đền Trần thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần-chùa Tháp, UBND thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày hóa Đức Thánh Trần. Đây là hoạt động nằm trong Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2024.
Vương triều Trần (1225-1400) là triều đại rực rỡ, thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, 3 lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Trong đó, Vua Trần Nhân Tông sớm nhường ngôi cho con rồi lui về đi tu, trở thành vị Tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lập bao chiến công hiển hách trong cả 3 lần chiến đấu chống quân Nguyên - Mông, khi hóa đã được nhân dân suy tôn là bậc thánh. Các vị Vua Trần và Đức Thánh Trần Hưng Đạo được các thế hệ người dân Việt Nam thờ phụng tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó Đền Trần - Chùa Tháp tại phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) là một trung tâm lớn được khách thập phương tín ngưỡng.
Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; là một đô thị cổ, một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo từ giữa thế kỷ XIII. Trải theo chiều dài lịch sử, từ năm 1812 khi nhà Nguyễn cho xây dựng Thành Nam Định và Cột Cờ Nam Định, thành phố Nam Định được biết đến với tên gọi là Thành Nam. Với bề dày truyền thống và những giá trị văn hóa đặc sắc, thành phố Nam Định luôn gìn giữ và phát huy những di sản, những giá trị nhân văn cha ông để lại để vững bước trên con đường phát triển và hội nhập.
Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu…
Đến với Nam Định, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những địa danh tuyệt đẹp, gắn liền với những sự kiện lịch sử nổi tiếng.
Dự kiến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, tỉnh Hà Nam sẽ rót hơn 2.000 tỷ đồng để đầu tư vào 3 dự án hạ tầng giao thông chiến lược.
'Tráng lệ', 'mê hoặc' là những từ tôi nghĩ ngay đến để miêu tả cảnh đẹp nơi đây. Núi non trùng trùng điệp điệp, những hang động huyền bí cùng các đền, chùa cổ đã tạo cho Tràng An vẻ đẹp hùng vĩ và kỳ ảo.
Sau khi làm xong thủ tục dự thi, rất đông sĩ tử lớp 12 tại Nam Định đã đến dâng hương tại Khu di tích Đền Trần để cầu may cho mùa thi thật thành công.
Bộ Tài chính cho biết, cả nước thu 4.100 tỷ đồng tiền công đức năm 2023. Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thu tiền công đức hơn 670 tỷ đồng; các di tích lịch sử - văn hóa thu tiền công đức nhiều nhất là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang và đền Bảo Hà ở Lào Cai. Đây là lần đầu tiên có báo cáo thu chi tiền công đức trên cả nước.
Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, nơi kết hợp tinh hoa của thiên nhiên và văn hóa trên toàn cầu. Trong những dãy núi đá vôi, Tràng An tựa như một bức tranh tuyệt vời với hệ thống hang động, thung lũng, rừng nhiệt đới và các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo. Nơi này còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử và những nền văn hóa phong phú, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Với sự hòa quyện độc đáo đó, Tràng An là điểm đến của những người muốn khám phá và trải nghiệm.
Đường nối hai đền Trần nằm trên địa bàn huyện Lý Nhân có chiều dài 14,6 km thuộc Dự án đường liên kết vùng trục đông tây tỉnh Hà Nam. Đây là dự án giao thông quan trọng, nhà thầu phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ cơ bản thông xe kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thời gian này trên toàn tuyến việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư vẫn còn nhiều điểm gặp khó khăn, vướng mắc.
Năm 2014, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới; là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới.
Mới đây, Bộ VH,TT&DL đã ban hành một số kết luận thanh tra với công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ninh…
Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Đây là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới, là di sản hỗn hợp thứ 11 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Hiện nay, với thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, Nam Định đang đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó du lịch văn hóa, du lịch sinh thái là hai hướng được ưu tiên phát triển.
Một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 17/4 là dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước ta.
UBND tỉnh Nam Định vừa có Tờ trình số 34/TTr - UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11), giai đoạn 1 từ TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến TP Nam Định.
Chùa Phổ Minh có lịch sử lên đến gần 800 năm, nằm trong Quần thể Khu Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trần (cách Đền Trần hơn 200 m). Đây là một trong những ngôi chùa cổ, lưu giữ nhiều bảo vật thời nhà Trần.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, quý I năm 2024, có khoảng 715 nghìn lượt khách tới các điểm tham quan du lịch của tỉnh, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ du lịch ước đạt 164 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Lễ hội đền Trần 2024 đón khoảng một triệu du khách, gần 30 vạn ấn đã được phát. Số ấn phát ra sát với số lượng dự tính của ban tổ chức lễ hội.
Tính đến thời điểm hiện tại, Lễ hội đền Trần năm 2024, đã đón khoàng 1 triệu lượt khách, phát ra 30 vạn ấn.
Mùa lễ hội đầu năm còn dài, các điểm di tích, danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo du khách. Nhằm phục vụ hoạt động lễ hội, những quán ăn thời vụ mọc lên như nấm sau mưa, trong đó có nhiều hàng quán không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, cần được quản lý chặt chẽ.
Nhờ công tác tổ chức phần lễ trang nghiêm, an toàn và phần hội vui tươi, sôi nổi, Lễ hội khai ấn đền Trần năm 2024 tại tỉnh Nam Định đã đón hơn 1 triệu lượt khách đến trong hơn 1 tháng đầu xuân Giáp Thìn.
Nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước, cùng với việc nghiên cứu, vận dụng những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Đảng bộ tỉnh Nam Định luôn coi trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, đề án quan trọng về phát triển văn hóa, là động lực để Nam Định phát triển nhanh, bền vững.
Đến hẹn lại lên, mỗi mùa lễ hội, nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), ngộ độc thực phẩm luôn trở thành nỗi lo thường trực của người dân cũng như ngành chức năng.
Viết sớ khấn, dâng sao giải hạn, kèm bán 'bùa bình an, bùa trấn, lệnh đi xe' với giá không rẻ đã diễn ra tấp nập ở đền Trần Nam Định.
Dịp đầu năm mới, tại nhiều lễ hội ở một số địa phương tái hiện tục 'lấy nước, rước nước'.
Đầu năm, nhiều địa điểm du lịch tâm linh, lễ hội đền, chùa trên địa bàn tỉnh Nam Định được đông đảo du khách lựa chọn du lịch, du xuân.
Đền Trần, Tam Đường, Hưng Hà, Thái Bình chính là công trình ghi lại dấu ấn lịch sử của triều đại nhà Trần, triều đại một thủa vàng son rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
Việc tổ chức các lễ hội đầu xuân Giáp Thìn 2024 có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng quy củ, nền nếp hơn, bớt phiền hà, lộn xộn so với những năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, vẫn còn một số hạn chế cần được chấn chỉnh.
Mới đây một clip quay lại cảnh một bà bán nước mía tại khu vực đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) dồn nước mía thừa bán lại cho khách được lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận vô cùng bức xúc, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các khu vực đền, chùa, du lịch những ngày đầu năm.
Lần đầu tiên, các tỉnh, thành trên cả nước phải rà soát, báo cáo tiền công đức về Bộ Tài chính trước ngày 31/3. Thời hạn báo cáo sắp kết thúc, địa phương rốt ráo rà soát việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức. Việc báo cáo này được kỳ vọng sẽ giúp minh bạch nguồn tiền, tăng thêm niềm tin cho người dân.
Người dân và du khách không đăng ký xin lộc ấn ở đền Trần trước Tết Nguyên đán, đến thời gian phát ấn có thể xin trực tiếp và lễ tùy tâm. Ban quản lý đền luôn phát ngôn rằng 'lễ tùy tâm nhưng mức thấp nhất 20.000 đồng/ấn', chỉ cần có tiền bỏ vào công đức, ấn sẽ được trao tận tay người dân.
Du lịch tâm linh ngày càng được khách Việt yêu thích, lượng đặt tour tăng tới 20% trong tháng Giêng và có tiềm năng khai thác được bốn mùa.