Top bí ẩn khoa học khiến chuyên gia 'điên đầu' giải mã năm 2025

Từ một mảnh vải có thể thuộc về Alexander Đại đế đến hình ảnh lỗ đen trung tâm thiên hà của chúng ta, đây là những câu chuyện khoa học gây tranh cãi cần được giới khoa học tìm câu trả lời trong năm 2025.

Một nghiên cứu được công bố vào mùa hè năm 2024 đã đưa ra giả thuyết táo bạo về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp Djoser - kim tự tháp bậc thang đầu tiên trên thế giới, có niên đại 4.700 năm. Theo đó, người Ai Cập có thể đã sử dụng một hệ thống thủy lực hiện đại, bao gồm đập nước, một thang máy vận chuyển thủy lực. Ảnh: Kai of Phah

Một nghiên cứu được công bố vào mùa hè năm 2024 đã đưa ra giả thuyết táo bạo về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp Djoser - kim tự tháp bậc thang đầu tiên trên thế giới, có niên đại 4.700 năm. Theo đó, người Ai Cập có thể đã sử dụng một hệ thống thủy lực hiện đại, bao gồm đập nước, một thang máy vận chuyển thủy lực. Ảnh: Kai of Phah

 Tuy nhiên, nhà khảo cổ học Julia Budka từ Đại học Ludwig Maximilian (Đức) đã bác bỏ giả thuyết này, cho rằng nghiên cứu thiếu bằng chứng khoa học vững chắc và không có sự tham gia của chuyên gia Ai Cập học. Trong năm 2025, bí ẩn khoa học này sẽ còn tiếp tục và tiêu tốn nhiều giấy mực cũng như chất xám. Ảnh: Xavier Landreau

Tuy nhiên, nhà khảo cổ học Julia Budka từ Đại học Ludwig Maximilian (Đức) đã bác bỏ giả thuyết này, cho rằng nghiên cứu thiếu bằng chứng khoa học vững chắc và không có sự tham gia của chuyên gia Ai Cập học. Trong năm 2025, bí ẩn khoa học này sẽ còn tiếp tục và tiêu tốn nhiều giấy mực cũng như chất xám. Ảnh: Xavier Landreau

 Bức ảnh lỗ đen Nhân Mã A*, được công bố vào năm 2022 bởi nhóm nghiên cứu Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (EHT), đã bị một nhóm các nhà khoa học chỉ trích. Họ cho rằng hình ảnh này chứa lỗi nghiêm trọng do cách dữ liệu được ghép lại với nhau, dẫn đến việc vòng khí nóng xung quanh lỗ đen bị biến dạng.

Bức ảnh lỗ đen Nhân Mã A*, được công bố vào năm 2022 bởi nhóm nghiên cứu Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (EHT), đã bị một nhóm các nhà khoa học chỉ trích. Họ cho rằng hình ảnh này chứa lỗi nghiêm trọng do cách dữ liệu được ghép lại với nhau, dẫn đến việc vòng khí nóng xung quanh lỗ đen bị biến dạng.

Makoto Miyoshi, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Quốc gia Nhật Bản, cho rằng hình ảnh của EHT bị sai lệch và không phản ánh chính xác cấu trúc thực sự của lỗ đen. Tuy nhiên, nhóm EHT đã phản bác, khẳng định rằng phương pháp của họ đã được kiểm chứng và hình ảnh phản ánh đúng thực tế. Tranh luận về độ chính xác của hình ảnh vẫn chưa có hồi kết. Gif: Science Dailly

 Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2024 cho rằng Trái Đất có thể đạt mức ấm lên 3,6 độ F (2 độ C) sớm hơn một thập kỷ so với dự báo hiện tại, nghĩa là vào cuối những năm 2020. Điều này đặt ra nguy cơ cao về biến đổi khí hậu cực đoan nếu các biện pháp hạn chế khí thải không được thực hiện. Ảnh: Save The World.

Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2024 cho rằng Trái Đất có thể đạt mức ấm lên 3,6 độ F (2 độ C) sớm hơn một thập kỷ so với dự báo hiện tại, nghĩa là vào cuối những năm 2020. Điều này đặt ra nguy cơ cao về biến đổi khí hậu cực đoan nếu các biện pháp hạn chế khí thải không được thực hiện. Ảnh: Save The World.

 Nhóm tác giả dựa vào các chỉ số khí hậu từ bộ xương bọt biển cổ đại ở biển Caribe để đưa ra kết luận này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã bác bỏ kết luận, cho rằng dữ liệu chỉ mang tính cục bộ và không thể suy luận cho toàn cầu. Vấn đề tạo ra tranh cãi kịch liệt, dẫn đến những chính sách khác biệt có thể tác động mạnh đến trái đất. Ảnh: Flame Info

Nhóm tác giả dựa vào các chỉ số khí hậu từ bộ xương bọt biển cổ đại ở biển Caribe để đưa ra kết luận này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã bác bỏ kết luận, cho rằng dữ liệu chỉ mang tính cục bộ và không thể suy luận cho toàn cầu. Vấn đề tạo ra tranh cãi kịch liệt, dẫn đến những chính sách khác biệt có thể tác động mạnh đến trái đất. Ảnh: Flame Info

Một nghiên cứu gây tranh cãi trong năm 2024 đã cho rằng các vệ tinh bị phá hủy khi rơi xuống Trái Đất có thể phát tán bụi kim loại, tạo thành một lớp vỏ dẫn điện vô hình làm suy yếu từ trường của hành tinh. Điều này có thể khiến khí quyển Trái Đất bị tước bỏ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Gif: Img Flip

 Sierra Solter-Hunt, tác giả nghiên cứu, cảnh báo rằng rác vũ trụ đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số nhà khoa học, bao gồm John Tarduno từ Đại học Rochester (Mỹ), lại cho rằng kịch bản này "khó có thể xảy ra" và nghiên cứu đang quá suy đoán. Ảnh: Digital Art

Sierra Solter-Hunt, tác giả nghiên cứu, cảnh báo rằng rác vũ trụ đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số nhà khoa học, bao gồm John Tarduno từ Đại học Rochester (Mỹ), lại cho rằng kịch bản này "khó có thể xảy ra" và nghiên cứu đang quá suy đoán. Ảnh: Digital Art

 Từ lâu, giới cổ sinh vật học đã tranh luận liệu một số hóa thạch khủng long nhỏ được tìm thấy có thuộc về Tyrannosaurus rex non hay là một loài riêng biệt mang tên Nanotyrannus lancensis. Nhiều dự án khoa học đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề nay trong năm 2025. Ảnh: Wiki

Từ lâu, giới cổ sinh vật học đã tranh luận liệu một số hóa thạch khủng long nhỏ được tìm thấy có thuộc về Tyrannosaurus rex non hay là một loài riêng biệt mang tên Nanotyrannus lancensis. Nhiều dự án khoa học đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề nay trong năm 2025. Ảnh: Wiki

 Nghiên cứu công bố vào tháng 1 năm 2024 khẳng định rằng các hóa thạch này không phải T. rex non mà thực sự là một loài khủng long nhỏ riêng biệt, dựa trên vòng tăng trưởng trong xương. Tuy nhiên, nhiều nhà cổ sinh vật học vẫn giữ quan điểm cũ, khẳng định Nanotyrannus chỉ là T. rex non, và tranh cãi này vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Science Daily

Nghiên cứu công bố vào tháng 1 năm 2024 khẳng định rằng các hóa thạch này không phải T. rex non mà thực sự là một loài khủng long nhỏ riêng biệt, dựa trên vòng tăng trưởng trong xương. Tuy nhiên, nhiều nhà cổ sinh vật học vẫn giữ quan điểm cũ, khẳng định Nanotyrannus chỉ là T. rex non, và tranh cãi này vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Science Daily

 Một mảnh vải cổ được tìm thấy trong lăng mộ hoàng gia Hy Lạp có thể thuộc về chiếc áo choàng thiêng liêng của Alexander Đại đế. Theo nghiên cứu, mảnh vải này ban đầu thuộc về Alexander, nhưng sau khi ông qua đời, nó đã được chuyển cho Philip III (anh trai cùng cha khác mẹ của ông). Ảnh Daily Mail

Một mảnh vải cổ được tìm thấy trong lăng mộ hoàng gia Hy Lạp có thể thuộc về chiếc áo choàng thiêng liêng của Alexander Đại đế. Theo nghiên cứu, mảnh vải này ban đầu thuộc về Alexander, nhưng sau khi ông qua đời, nó đã được chuyển cho Philip III (anh trai cùng cha khác mẹ của ông). Ảnh Daily Mail

 Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu bác bỏ giả thuyết này vì tác giả nghiên cứu chưa bao giờ tận mắt kiểm tra mảnh vải, làm giảm độ tin cậy của kết luận. Ảnh: Ảnh: Proto Thema

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu bác bỏ giả thuyết này vì tác giả nghiên cứu chưa bao giờ tận mắt kiểm tra mảnh vải, làm giảm độ tin cậy của kết luận. Ảnh: Ảnh: Proto Thema

 Một nghiên cứu vào đầu năm 2024 tuyên bố rằng AI có thể phân tích dấu vân tay từ các ngón tay khác nhau để xác định danh tính của một người, điều mà trước đây không thể thực hiện chính xác. Ảnh: Tech Solution

Một nghiên cứu vào đầu năm 2024 tuyên bố rằng AI có thể phân tích dấu vân tay từ các ngón tay khác nhau để xác định danh tính của một người, điều mà trước đây không thể thực hiện chính xác. Ảnh: Tech Solution

 Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng phương pháp này chưa đủ độ chính xác để sử dụng trong điều tra pháp y. Một số chuyên gia cảnh báo rằng việc dựa vào AI để xác định danh tính có thể dẫn đến sai sót nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến các vụ án hình sự. Ảnh: Genius Print

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng phương pháp này chưa đủ độ chính xác để sử dụng trong điều tra pháp y. Một số chuyên gia cảnh báo rằng việc dựa vào AI để xác định danh tính có thể dẫn đến sai sót nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến các vụ án hình sự. Ảnh: Genius Print

Mời độc giả xem thêm video: Giật mình về AI khi Elon Musk tung ảnh ôm hôn “vợ robot”

Tuệ Minh (T/H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-bi-an-khoa-hoc-khien-chuyen-gia-dien-dau-giai-ma-nam-2025-2077658.html