Cận cảnh bộ lễ phục hoàng gia thế kỷ 16 vừa được tìm thấy

Một bộ lễ phục chôn cất thuộc hoàng gia thế kỷ 16 đã được các chuyên gia tìm thấy trong một hốc dưới cầu thang trong Nhà thờ Vilnius ở Lithuania, Litva. Ngoài ra còn có một số hiện vật quý hiếm khác.

Vào tháng 12/2024, một nhóm chuyên gia thông báo đã tìm thấy một bộ lễ phục chôn cất thuộc hoàng gia thế kỷ 16 và nhiều hiện vật quý giá khác khi sử dụng camera nội soi để nhìn vào các lỗ, vết nứt và khoang trong các bức tường của các phòng ngầm của nhà thờ Vilnius ở Lithuania, Litva. Ảnh: Aistė Karpytė, Vilnius Archdiocese.

Vào tháng 12/2024, một nhóm chuyên gia thông báo đã tìm thấy một bộ lễ phục chôn cất thuộc hoàng gia thế kỷ 16 và nhiều hiện vật quý giá khác khi sử dụng camera nội soi để nhìn vào các lỗ, vết nứt và khoang trong các bức tường của các phòng ngầm của nhà thờ Vilnius ở Lithuania, Litva. Ảnh: Aistė Karpytė, Vilnius Archdiocese.

Mykolas Sotincenka, điều phối viên truyền thông của Tổng giáo phận Vilnius, giải thích những báu vật ban đầu được tìm thấy vào năm 1931 sau một trận lũ lụt làm hư hại hầm mộ của nhà thờ, để lộ quan tài của ba nhà vua quan trọng của thế kỷ 16 trong bộ đồ chôn cất lộng lẫy. Ảnh: Aistė Karpytė, Vilnius Archdiocese.

Mykolas Sotincenka, điều phối viên truyền thông của Tổng giáo phận Vilnius, giải thích những báu vật ban đầu được tìm thấy vào năm 1931 sau một trận lũ lụt làm hư hại hầm mộ của nhà thờ, để lộ quan tài của ba nhà vua quan trọng của thế kỷ 16 trong bộ đồ chôn cất lộng lẫy. Ảnh: Aistė Karpytė, Vilnius Archdiocese.

Huy hiệu hoàng gia được làm cho mục đích tang lễ và được đặt vào quan tài tại thời điểm chôn cất bao gồm một số vương miện, nhẫn, dây chuyền, vương trượng, quả cầu và tấm biển quan tài xác định những người cai trị quyền lực khi đó. Ảnh: Aistė Karpytė, Vilnius Archdiocese.

Huy hiệu hoàng gia được làm cho mục đích tang lễ và được đặt vào quan tài tại thời điểm chôn cất bao gồm một số vương miện, nhẫn, dây chuyền, vương trượng, quả cầu và tấm biển quan tài xác định những người cai trị quyền lực khi đó. Ảnh: Aistė Karpytė, Vilnius Archdiocese.

Những nhà cai trị đó gồm: Alexander Jagiellon (Đại công tước của Litva và Vua của Ba Lan) và hai người vợ của Sigismund II Augustus, người cũng là Đại công tước của Litva và Vua của Ba Lan gồm Elisabeth của Áo (còn được gọi là Elizabeth Habsburg) và Barbara Radziwiłl. Ảnh: E. Blažys / LRT.

Những nhà cai trị đó gồm: Alexander Jagiellon (Đại công tước của Litva và Vua của Ba Lan) và hai người vợ của Sigismund II Augustus, người cũng là Đại công tước của Litva và Vua của Ba Lan gồm Elisabeth của Áo (còn được gọi là Elizabeth Habsburg) và Barbara Radziwiłl. Ảnh: E. Blažys / LRT.

Theo nhà nghiên cứu Sotincenka, các triều đại Jagiellon và Habsburg nằm trong số những gia tộc quyền lực nhất ở châu Âu. Họ đã mở ra thời kỳ Phục hưng Ba Lan hay "thời kỳ hoàng kim". Ảnh: E. Blažys / LRT.

Theo nhà nghiên cứu Sotincenka, các triều đại Jagiellon và Habsburg nằm trong số những gia tộc quyền lực nhất ở châu Âu. Họ đã mở ra thời kỳ Phục hưng Ba Lan hay "thời kỳ hoàng kim". Ảnh: E. Blažys / LRT.

"Những hiện vật được tìm thấy ở nơi chôn cất của các vị vua Litva và Ba Lan là các báu vật lịch sử vô giá và là những tác phẩm kim hoàn, đồ trang sức tuyệt đẹp", Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas cho biết. Ảnh: E. Blažys / LRT.

"Những hiện vật được tìm thấy ở nơi chôn cất của các vị vua Litva và Ba Lan là các báu vật lịch sử vô giá và là những tác phẩm kim hoàn, đồ trang sức tuyệt đẹp", Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas cho biết. Ảnh: E. Blažys / LRT.

Một tờ báo số ra vào tháng 9/1939 có nhắc đến những báu vật hoàng gia được bọc cẩn thận trước khi đem cất giấu trong một hốc dưới cầu thang trong hầm mộ ở Nhà thờ Vilnius. Mặc dù các chuyên gia biết đến sự tồn tại của kho báu quý giá này từ các ghi chép lịch sử nhưng phải mất nhiều năm để tìm thấy chúng. Ảnh: E. Blažys / LRT.

Một tờ báo số ra vào tháng 9/1939 có nhắc đến những báu vật hoàng gia được bọc cẩn thận trước khi đem cất giấu trong một hốc dưới cầu thang trong hầm mộ ở Nhà thờ Vilnius. Mặc dù các chuyên gia biết đến sự tồn tại của kho báu quý giá này từ các ghi chép lịch sử nhưng phải mất nhiều năm để tìm thấy chúng. Ảnh: E. Blažys / LRT.

Rita Pauliukevičiūtė, giám đốc Bảo tàng Di sản Nhà thờ Vilnius, cho biết: "Những biểu tượng này rất quan trọng đối với đất nước cũng như mỗi người chúng ta. Chúng giống như một dấu hiệu cho thấy sức mạnh cội nguồn của chúng ta". Ảnh: Aiste Karpyte.

Rita Pauliukevičiūtė, giám đốc Bảo tàng Di sản Nhà thờ Vilnius, cho biết: "Những biểu tượng này rất quan trọng đối với đất nước cũng như mỗi người chúng ta. Chúng giống như một dấu hiệu cho thấy sức mạnh cội nguồn của chúng ta". Ảnh: Aiste Karpyte.

Giám đốc Sotincenka cho biết Litva có rất ít hiện vật xác thực từ giai đoạn lịch sử quan trọng này, vì vậy việc tái phát hiện ra trang phục hoàng gia trong Nhà thờ Vilnius chứng minh rằng đây từng là nơi chôn cất giới thượng lưu của Đại công quốc Litva. Ảnh: Saulius Ziura.

Giám đốc Sotincenka cho biết Litva có rất ít hiện vật xác thực từ giai đoạn lịch sử quan trọng này, vì vậy việc tái phát hiện ra trang phục hoàng gia trong Nhà thờ Vilnius chứng minh rằng đây từng là nơi chôn cất giới thượng lưu của Đại công quốc Litva. Ảnh: Saulius Ziura.

Những báu vật này đã được ghi chép, lập danh mục và sẽ được phục chế trước khi được trưng bày cho công chúng tham quan. Ảnh: Vilnius Archdiocese / Aistė Karpytė.

Những báu vật này đã được ghi chép, lập danh mục và sẽ được phục chế trước khi được trưng bày cho công chúng tham quan. Ảnh: Vilnius Archdiocese / Aistė Karpytė.

Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/can-canh-bo-le-phuc-hoang-gia-the-ky-16-vua-duoc-tim-thay-2077927.html