TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak

Trong những ngày 6-8/5, nhiều tuyến đường và ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh được trang trí bằng hàng loạt cờ và hoa sen rực rỡ để đón mừng Đại lễ Vesak 2025.

Từ ngày 6 - 8/5/2025, TP. Hồ Chí Minh lần đầu vinh dự đăng cai tổ chức đại lễ Vesak Liên hiệp quốc, với nhiều hoạt động thu hút đông đảo tăng ni, phật tử khắp nơi trong nước và quốc tế.

Trong những ngày này, nhiều ngôi chùa và tuyến đường ở thành phố mang tên Bác cũng rực rỡ cờ Phật giáo, hoa sen trang trí mừng Đức Phật đản sinh. Trong đó, đáng chú ý là những ngôi chùa và tuyến đường dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kéo dài từ quận Tân Bình đến quận Bình Thạnh.

Những lá Quốc kỳ và cờ Phật giáo tung bay trên cầu Trần Khánh Dư, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Những lá Quốc kỳ và cờ Phật giáo tung bay trên cầu Trần Khánh Dư, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Quốc kỳ, đèn lồng và hoa sen được trang trí tại nút giao đường Trường Sa và cầu Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Quốc kỳ, đèn lồng và hoa sen được trang trí tại nút giao đường Trường Sa và cầu Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng là nơi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Phú Nhuận kết hợp Quan Âm tu viện thắp sáng 7 chiếc đèn lồng hoa sen vào tối 4/5 vừa qua.

Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Phú Nhuận, những bông hoa sen này tượng trưng cho những đóa hoa dâng lên nhân kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni, đồng thời lan tỏa thông điệp từ bi, hòa bình đến với cộng đồng.

Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Phú Nhuận, những bông hoa sen này tượng trưng cho những đóa hoa dâng lên nhân kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni, đồng thời lan tỏa thông điệp từ bi, hòa bình đến với cộng đồng.

Bên cạnh những lá Quốc kỳ và lá cờ Phật giáo, dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn qua đường Trần Quốc Thảo, Quận 3) cũng được trang trí với nhiều cột đèn mang đậm nét kiến trúc Khmer.

Bên cạnh những lá Quốc kỳ và lá cờ Phật giáo, dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn qua đường Trần Quốc Thảo, Quận 3) cũng được trang trí với nhiều cột đèn mang đậm nét kiến trúc Khmer.

Những cột đèn trên nằm bên cạnh chùa Candaransi, ngôi chùa Khmer đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Xen lẫn giữa những không gian kiến trúc Khmer là những lá cờ Phật giáo mừng Đức Phật đản sinh.

Những cột đèn trên nằm bên cạnh chùa Candaransi, ngôi chùa Khmer đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Xen lẫn giữa những không gian kiến trúc Khmer là những lá cờ Phật giáo mừng Đức Phật đản sinh.

Ở phía đối diện chùa Candaransi là chùa Pháp Hoa (nằm tại số 870 đường Trường Sa, Quận 3) cũng được trang trí bằng những bông hoa sen lớn.

Ở phía đối diện chùa Candaransi là chùa Pháp Hoa (nằm tại số 870 đường Trường Sa, Quận 3) cũng được trang trí bằng những bông hoa sen lớn.

Bên ngoài chùa Pháp Hoa là hai bức tượng Đức Phật mới ra đời, với một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất.

Bên ngoài chùa Pháp Hoa là hai bức tượng Đức Phật mới ra đời, với một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất.

Một Đức Phật mới ra đời với kích cỡ lớn được trưng bày tại chùa Vạn Thọ ở số 247 đường Hoàng Sa, Quận 1.

Một Đức Phật mới ra đời với kích cỡ lớn được trưng bày tại chùa Vạn Thọ ở số 247 đường Hoàng Sa, Quận 1.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm (số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3) bức tượng Đức Phật mới ra đời còn được sử dụng trong nghi thức tắm Phật. Ngoài mục đích kỷ niệm Đức Phật đản sinh, nghi thức này còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý của con người.

Để thực hiện nghi lễ, chư tăng và các phật tử sẽ dùng gáo nhỏ lấy nước rưới lên vai phải, sau đó là vai trái và chân tượng Đức Phật đản sinh.

Để thực hiện nghi lễ, chư tăng và các phật tử sẽ dùng gáo nhỏ lấy nước rưới lên vai phải, sau đó là vai trái và chân tượng Đức Phật đản sinh.

“Nguyện bỏ các điều ác, nguyện làm các việc lành, nguyện độ hết thảy chúng sinh” là tâm niệm của chư tăng và phật tử khi thực hiện nghi lễ này.

“Nguyện bỏ các điều ác, nguyện làm các việc lành, nguyện độ hết thảy chúng sinh” là tâm niệm của chư tăng và phật tử khi thực hiện nghi lễ này.

Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi đón đông đảo các phật tử đến tụng kinh, cầu nguyện. Đây cũng là điểm trung chuyển đại biểu tham dự Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025.

Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là nơi đón đông đảo các phật tử đến tụng kinh, cầu nguyện. Đây cũng là điểm trung chuyển đại biểu tham dự Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025.

Đại lễ Vesak là hoạt động văn hóa của Liên hiệp quốc. Từ năm 2000 đến nay, Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc đã được tổ chức 19 kỳ tại trụ sở Liên hợp quốc và các nước trên thế giới.

Năm nay, Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 20 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu tham dự.

Phú Quý

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tp-ho-chi-minh-ngap-sac-co-hoa-trong-dai-le-vesak-386513.html