Trai tráng tranh tài đua thuyền ở lễ hội Cầu ngư lâu đời nhất cố đô Huế

Thành thông lệ cứ 'tam niên đáo lệ' tức ba năm một lần, dân làng Thai Dương Hạ (TP Huế) sẽ tổ chức lễ hội cầu ngư có tuổi đời hơn 500 năm.

Sáng sớm 1/2 (ngày 11 tháng Giêng) tại làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế), lễ hội Cầu ngư được tổ chức rất sôi nổi. Đây được xem là lễ hội Cầu ngư lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế, thu hút hàng nghìn người dân và du khách về tham dự.

Sáng sớm 1/2 (ngày 11 tháng Giêng) tại làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế), lễ hội Cầu ngư được tổ chức rất sôi nổi. Đây được xem là lễ hội Cầu ngư lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế, thu hút hàng nghìn người dân và du khách về tham dự.

Theo người dân địa phương, thành thông lệ cứ “tam niên đáo lệ” tức ba năm lễ hội sẽ được tổ chức một lần. Đây cũng là lễ hội Cầu ngư lâu đời bậc nhất ở cố đô Huế với hơn 500 năm tuổi.

Theo người dân địa phương, thành thông lệ cứ “tam niên đáo lệ” tức ba năm lễ hội sẽ được tổ chức một lần. Đây cũng là lễ hội Cầu ngư lâu đời bậc nhất ở cố đô Huế với hơn 500 năm tuổi.

Từ chiều hôm trước ngày diễn ra nghi lễ Cầu ngư, người dân thực hiện lễ Cung nghinh thành hoàng từ các am, miếu về đình.

Từ chiều hôm trước ngày diễn ra nghi lễ Cầu ngư, người dân thực hiện lễ Cung nghinh thành hoàng từ các am, miếu về đình.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều màn biểu diễn tái hiện sinh động và hấp dẫn cuộc sống lao động, đời sống văn hóa của ngư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế: Cảnh coi con nước trước lúc ra khơi và tập hợp bạn chài, cảnh đánh bắt cá xa bờ, diễn trò cá bị mắc lưới,...

Sau phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều màn biểu diễn tái hiện sinh động và hấp dẫn cuộc sống lao động, đời sống văn hóa của ngư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế: Cảnh coi con nước trước lúc ra khơi và tập hợp bạn chài, cảnh đánh bắt cá xa bờ, diễn trò cá bị mắc lưới,...

Sau các màn biểu diễn là lễ hội sông nước với màn đua ghe sôi nổi trên phá Tam Giang. Tiếng trống, tiếng kèn, hò reo cổ vũ vang lên liên hồi, giục giã như chào mừng một chuyến ra khơi thắng lợi.

Sau các màn biểu diễn là lễ hội sông nước với màn đua ghe sôi nổi trên phá Tam Giang. Tiếng trống, tiếng kèn, hò reo cổ vũ vang lên liên hồi, giục giã như chào mừng một chuyến ra khơi thắng lợi.

Ngay từ sáng sớm mọi người phải dậy để chuẩn bị cho cuộc đua.

Ngay từ sáng sớm mọi người phải dậy để chuẩn bị cho cuộc đua.

Theo tục lệ, các tay chèo phải đứng ở một vị trí bằng nhau sau đó ai chạy ra thuyền đua nhanh hơn sẽ chiếm được lợi thế. Trai tráng ra sức để giành lợi thế trong cuộc đua.

Theo tục lệ, các tay chèo phải đứng ở một vị trí bằng nhau sau đó ai chạy ra thuyền đua nhanh hơn sẽ chiếm được lợi thế. Trai tráng ra sức để giành lợi thế trong cuộc đua.

Thường cuộc đua diễn ra nhiều giải từ sáng đến chiều. Mở đầu là giải cúng với giải thưởng là mâm cau trầu rượu, kết thúc là giải phá với phần thưởng là các giải lụa đỏ. Xen giữa là các giải tiền với các giải thưởng bằng tiền mặt.

Thường cuộc đua diễn ra nhiều giải từ sáng đến chiều. Mở đầu là giải cúng với giải thưởng là mâm cau trầu rượu, kết thúc là giải phá với phần thưởng là các giải lụa đỏ. Xen giữa là các giải tiền với các giải thưởng bằng tiền mặt.

Mỗi giải đua với lộ trình ba vòng sáu tráo, lộn vè trung lưu quay lên vè thượng lưu, chèo xuống vè hạ lưu trở lại vè trung lưu là một vòng hai tráo. Cứ như thế hết vòng thứ ba, lại vòng theo vè trung lưu để vào giật giải.

Mỗi giải đua với lộ trình ba vòng sáu tráo, lộn vè trung lưu quay lên vè thượng lưu, chèo xuống vè hạ lưu trở lại vè trung lưu là một vòng hai tráo. Cứ như thế hết vòng thứ ba, lại vòng theo vè trung lưu để vào giật giải.

Nhiều người dân còn leo cả lên mái nhà để quan sát các tay chèo tranh tài được rõ hơn.

Nhiều người dân còn leo cả lên mái nhà để quan sát các tay chèo tranh tài được rõ hơn.

Lễ hội kết thúc khi hoàn tất giải phá vào xế chiều, chấm dứt một lễ hội mùa Xuân tưng bừng náo nhiệt và mở đầu một năm lao động miệt mài nhưng nhiều hy vọng.

Lễ hội kết thúc khi hoàn tất giải phá vào xế chiều, chấm dứt một lễ hội mùa Xuân tưng bừng náo nhiệt và mở đầu một năm lao động miệt mài nhưng nhiều hy vọng.

Được biết, lễ hội Cầu ngư được dân làng Thai Dương Hạ tổ chức là để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Được biết, lễ hội Cầu ngư được dân làng Thai Dương Hạ tổ chức là để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Buổi chiều trước ngày diễn ra nghi lễ chính, người dân tổ chức cung nghinh Thành hoàng làng từ các am, miếu về đình.

Buổi chiều trước ngày diễn ra nghi lễ chính, người dân tổ chức cung nghinh Thành hoàng làng từ các am, miếu về đình.

Một vị cao niên ở xã Hải Dương chia sẻ, với ngư dân làng Thai Dương Hạ, lễ hội Cầu ngư đầu năm mới là nguồn cổ vũ to lớn giúp ngư dân vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước, biển cả, để mỗi chuyến đi biển đều tôm, cá đầy khoang, thuyền bè an toàn, dân làng hưng thịnh.

Một vị cao niên ở xã Hải Dương chia sẻ, với ngư dân làng Thai Dương Hạ, lễ hội Cầu ngư đầu năm mới là nguồn cổ vũ to lớn giúp ngư dân vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước, biển cả, để mỗi chuyến đi biển đều tôm, cá đầy khoang, thuyền bè an toàn, dân làng hưng thịnh.

NGUYỄN VƯƠNG

Nguồn VTC: https://vtc.vn/trai-trang-tranh-tai-dua-thuyen-o-le-hoi-cau-ngu-lau-doi-nhat-co-do-hue-ar739179.html