Trăn gấm khổng lồ nuốt chửng con mồi và cái kết... lãng xẹt

Một con trăn gấm khổng lồ đã thể hiện khả năng săn mồi ấn tượng khi nuốt chửng một con nai, nhờ cấu trúc cơ thể linh hoạt cho phép nó mở rộng quai hàm.

Tuy nhiên, bữa ăn quá lớn khiến con " quái thú" nằm bất động với chiếc bụng phình to, mất khả năng di chuyển. Điều này khiến trăn gấm, dù là kẻ săn mồi đáng gờm, rơi vào tình trạng dễ trở thành mục tiêu của các loài săn mồi khác. Một minh chứng cho thấy, đôi khi "ăn no" cũng có cái giá của nó! (Ảnh: DNVN)

Tuy nhiên, bữa ăn quá lớn khiến con " quái thú" nằm bất động với chiếc bụng phình to, mất khả năng di chuyển. Điều này khiến trăn gấm, dù là kẻ săn mồi đáng gờm, rơi vào tình trạng dễ trở thành mục tiêu của các loài săn mồi khác. Một minh chứng cho thấy, đôi khi "ăn no" cũng có cái giá của nó! (Ảnh: DNVN)

Trăn gấm, là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. Với tên khoa học là Python reticulatus, loài trăn này thuộc họ Trăn (Pythonidae) và sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. (Ảnh: Wikipedia)

Trăn gấm, là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. Với tên khoa học là Python reticulatus, loài trăn này thuộc họ Trăn (Pythonidae) và sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. (Ảnh: Wikipedia)

Trăn gấm nổi bật với cơ thể dài và mảnh, có thể đạt chiều dài lên đến 9,75 mét, thậm chí có những báo cáo chưa được xác nhận về những cá thể dài tới 10,75 mét. (Ảnh: Badoca Safari Park)

Trăn gấm nổi bật với cơ thể dài và mảnh, có thể đạt chiều dài lên đến 9,75 mét, thậm chí có những báo cáo chưa được xác nhận về những cá thể dài tới 10,75 mét. (Ảnh: Badoca Safari Park)

Mặc dù dài nhất trong số các loài trăn, trăn gấm lại không có thân hình mập mạp như trăn anaconda. (Ảnh: Britannica)

Mặc dù dài nhất trong số các loài trăn, trăn gấm lại không có thân hình mập mạp như trăn anaconda. (Ảnh: Britannica)

Chúng có màu sắc đa dạng với các họa tiết mắt lưới đặc trưng trên da, giúp chúng dễ dàng ngụy trang trong môi trường tự nhiên. (Ảnh: USGS.gov)

Chúng có màu sắc đa dạng với các họa tiết mắt lưới đặc trưng trên da, giúp chúng dễ dàng ngụy trang trong môi trường tự nhiên. (Ảnh: USGS.gov)

Trăn gấm là loài không có nọc độc, chúng săn mồi bằng cách quấn chặt và siết con mồi đến chết. Vết cắn của chúng có thể gây chảy máu và nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn trong miệng. (Ảnh: iNaturalist)

Trăn gấm là loài không có nọc độc, chúng săn mồi bằng cách quấn chặt và siết con mồi đến chết. Vết cắn của chúng có thể gây chảy máu và nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn trong miệng. (Ảnh: iNaturalist)

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật nhỏ như chim, chuột và thậm chí cả những loài động vật lớn hơn như nai. (Ảnh: Thai National Parks)

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật nhỏ như chim, chuột và thậm chí cả những loài động vật lớn hơn như nai. (Ảnh: Thai National Parks)

Là loài bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến các hòn đảo nhỏ gần bờ để tìm kiếm thức ăn và sinh sống. (Ảnh: Flickr)

Là loài bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến các hòn đảo nhỏ gần bờ để tìm kiếm thức ăn và sinh sống. (Ảnh: Flickr)

Mời quý độc giả xem thêm video: 9 Loài Vật Quý Hiếm Độc Lạ Nhất Việt Nam Khiến Cả Thế Giới Phát Thèm.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tran-gam-khong-lo-nuot-chung-con-moi-va-cai-ket-lang-xet-2099006.html