Tránh 2 điều này khi nuôi dạy con để cái nghèo không đeo bám thế hệ sau

Giáo dục gia đình sai cách sẽ mang đến nhiều hệ lụy.

Ảnh minh họa

So với các gia đình giàu có, các gia đình nghèo tất nhiên sẽ có nhiều hạn chế hơn trong việc cung cấp vật chất cho con. Trong khi bố mẹ giàu dễ dàng mua những món yêu thích cho con thì bố mẹ nghèo sẽ phải cân đo đong đếm hơn, từ chối yêu cầu của con nếu cần thiết.

Tuy nhiên, nghèo khó không đáng sợ. Đáng sợ là nhiều cha mẹ lại truyền tư tưởng nghèo khó cho con, khiến con bị suy giảm lòng tự trọng, tinh thần mệt mỏi, trở nên tham tiền... Việc nuôi dạy sai cách của cha mẹ có thể khiến con hình thành những quan niệm sai lầm về tiền bạc và lúc nào cũng luẩn quẩn trong cái nghèo.

Theo các chuyên gia giáo dục, dù có tiền hay không, cha mẹ cũng cần tránh 2 điều này khi nuôi dạy con:

1. Lừa dối để trẻ từ bỏ ý thích với những thứ muốn mua

Có một câu chuyện xảy ra trong siêu thị như sau: Tầng 2 của siêu thị có khu vực dành riêng để bán đồ chơi trẻ em. Một gia đình ba người, cậu con trai khoảng 3 tuổi đang đi đến khu vực này. Khi nhìn thấy chiếc ô tô đồ chơi, cậu bé nhất định đòi bố mẹ mua cho. Người mẹ không đồng ý khiến cậu con trai khóc ré lên. Thấy vậy mẹ liền dọa: "Đồ chơi ở đây không tốt chút nào. Bên trong ẩn chứa những thứ đáng sợ. Nếu con mua, mẹ sẽ không thích con nữa".

Nghe mẹ nói vậy, cậu bé liền miễn cưỡng nhìn đồ chơi và không nói gì nữa. Thấy ánh mắt buồn bã của con, người bố đành bảo: "Mua một cái cho con đi", tuy nhiên người mẹ liền nhỏ giọng mắng: "Anh có tiền để mua không? Đều là tiền lương của anh cả đấy". Nghe đến đây, người bố cúi đầu không nói gì thêm.

Lúc đó, cậu bé có thể hoàn toàn không hiểu ý nghĩa cuộc trò chuyện của cha mẹ mình, tuy nhiên cảm giác tự ti, buồn tủi đã đọng lại trong trái tim. Vì nghèo nên cha mẹ không thể chi thêm tiền cho con cái nhưng cách dỗ dành, thậm chí dọa nạt như vậy sẽ tạo ra những chướng ngại tâm lý cho trẻ. Những đứa trẻ bị nuôi dạy bởi lối suy nghĩ nghèo sẽ bị hạn chế tầm nhìn, lúc nào cũng tự ti, không dám làm cái này, cái kia. Tương lai chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, cũng có những cha mẹ rõ ràng giàu có nhưng lại thích than nghèo trước mặt con. Con muốn xin gì, họ cũng không cho, thậm chí bày ra bộ mặt khổ sở. Họ nghĩ rằng như vậy sẽ giúp con học được tính tiết kiệm, tuy nhiên lại khiến con trở nên tằn tiện, chi li.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Cha mẹ giữ chặt tiền

Cũng có nhiều bậc cha mẹ giữ chặt tiền. Con chi tiêu gì cũng phải báo cáo chi tiết. Con trưởng thành, đi làm rồi nhưng vẫn phải giao tiền cho bố mẹ quản. Điều này vô tình khiến con cái không có khái niệm về tiền bạc. Nên nhớ rằng, cha mẹ không thể kiểm soát con cái cả đời. Một khi bị cha mẹ kiểm soát tiền quá mức, con có thể nảy sinh ra những tâm lý cực đoan. Một khi có tiền trong tay, con sẽ tiêu pha phung phí để bù đắp lại những tháng năm thiếu thốn.

Kiểm soát chi tiêu của con quá mức chưa bao giờ là một cách giáo dục tốt. Nghèo không có gì ghê gớm, dù nghèo đến mấy cũng phải dạy con làm gì thì làm trong phạm vi có hạn, chứ không phải gieo vào đầu con suy nghĩ tự ti.

Tiền là một công cụ trong cuộc sống của chúng ta. Cha mẹ thông minh sẽ không khư giữ chặt tiền mà sẽ dạy con các giá trị của tiền bạc, làm thế nào để quản lý đồng tiền, tiêu tiền đúng cách. Chỉ khi có tư tưởng đúng đắn về tiền bạc thì tương lai con mới tươi sáng được.

Thanh Hương

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/tranh-2-dieu-nay-khi-nuoi-day-con-de-cai-ngheo-khong-deo-bam-the-he-sau-20230730145919162.htm