Trao cờ Tổ quốc cho Bộ đội Biên phòng và người dân vùng biên giới huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Tiếp tục chương trình về nguồn 'Thắp sáng ngọn lửa tri ân' nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, ngày 20/7 đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hoạt động trao quà tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Tại huyện Hướng Hóa, ban tổ chức đã trao tặng 5.000 lá cờ Tổ quốc biên cương cho Bộ đội Biên phòng và người dân vùng biên giới. Trao 70 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho học sinh nghèo vùng biên giới; trao 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh hiếu học.

 Trao cờ Tổ quốc cho Bộ đội Biên phòng và người dân vùng biên giới huyện Hướng Hóa.

Trao cờ Tổ quốc cho Bộ đội Biên phòng và người dân vùng biên giới huyện Hướng Hóa.

Trao biểu trưng tài trợ 500 triệu đồng xây dựng lớp học cho Điểm trường tiểu học bản 2, thôn Thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa và trao trực tiếp 30 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh nghèo tại đây.

 Trao biểu trưng tài trợ kinh phí xây dựng lớp học cho Điểm trường tiểu học bản 2, thôn Thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa.

Trao biểu trưng tài trợ kinh phí xây dựng lớp học cho Điểm trường tiểu học bản 2, thôn Thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa.

Trước đó, đoàn công tác cũng đã đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại huyện Cam Lộ như: Đền thời Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương ở xã Cam Chính.

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được thiết kế mô phỏng theo phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn gồm 5 gian thờ: gian thờ vua Hàm Nghi ở giữa, các gian thờ binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết, kỳ vỹ quận công Nguyễn Văn Tường cùng các tướng sĩ Cần Vương, các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương ở hai bên.

 Đoàn công tác, các đại biểu tham quan và chụp hình lưu niệm tại Đền thời Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ.

Đoàn công tác, các đại biểu tham quan và chụp hình lưu niệm tại Đền thời Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ.

Đây là nơi năm xưa vua Hàm Nghi cùng tướng sĩ triều đình lưu trú trong 16 ngày (từ ngày 10 đến 26-7-1885) và là nơi vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua chống giặc Pháp xâm lược.

Đoàn đến thăm Khu di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nằm trong lòng thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ.

Theo đó ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định đặt trụ sở tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để tiếp tục lãnh đạo cách mạng miền Nam.

 Đoàn công tác, các đại biểu tham quan tại Khu di tích Chính phủ cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam tại thị trấn Cam Lộ.

Đoàn công tác, các đại biểu tham quan tại Khu di tích Chính phủ cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam tại thị trấn Cam Lộ.

Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngày 6/6/1973, buổi Lễ ra mắt Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam có sự chứng kiến của đông đảo cán bộ và người dân. Bạn bè quốc tế, các nhà báo nước ngoài cũng đến với vùng đất còn vương mùi đạn pháo để cổ vũ cuộc đấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước của Việt Nam.

 Đoàn công tác, các đại biểu tham quan tại Khu di tích Chính phủ cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam tại thị trấn Cam Lộ.

Đoàn công tác, các đại biểu tham quan tại Khu di tích Chính phủ cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam tại thị trấn Cam Lộ.

Với những giá trị lịch sử to lớn, tháng 1/1991, khu Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia...

Lê Tâm - Sơn Hải

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trao-co-to-quoc-cho-bo-doi-bien-phong-va-nguoi-dan-vung-bien-gioi-huyen-huong-hoa-quang-tri-post257082.html