Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn có đáng lo ngại?
Rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể do thiếu chất nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như không được tắm nắng, lười ăn...Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn có đáng lo ngại?
Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc rụng nhiều ở vùng sau gáy giống hình vành khăn quấn quanh đầu. Tóc thường rụng hết cả chân tóc, rụng thành từng đám sau gáy, thường gặp ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi.
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị rụng tóc hình vành khăn
Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể do thiếu chất. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rụng tóc vành khăn ở trẻ như: không được tắm nắng, lười ăn hoặc sữa mẹ không đủ dinh dưỡng khiến trẻ thiếu vitamin D hoặc canxi. Cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc, thói quen giật tóc, dị ứng tinh dầu, nấm…
![Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc rụng nhiều ở vùng sau gáy giống hình vành khăn quấn quanh đầu.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_94_51466181/f985e083d0cd399360dc.jpg)
Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc rụng nhiều ở vùng sau gáy giống hình vành khăn quấn quanh đầu.
Các bậc mẹ cần quan sát để nhận biết tình trạng rụng tóc của con có bất thường không để kịp thời đưa con đi khám và điều trị sớm.
Cách phân biệt tình trạng rụng tóc như sau:
Rụng tóc bình thường: Trẻ bị rụng tóc trong thời gian từ 2 đến 3 tháng tuổi là bình thường. Tóc không rụng nhiều, rụng thành từng đám. Về sức khỏe, trẻ vẫn tăng cân đều, bú tốt và không gặp phải các triệu chứng bất thường.
Rụng tóc bất thường: Trẻ bị rụng tóc ở cả phần chân tóc và rụng nhiều thành từng mảng. Kèm theo đó là một số biểu hiện bất thường như đổ mồ hôi nhiều, vận động kém, quấy khóc...
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị rụng tóc vành khăn:
Rụng tóc, quấy khóc, đổ mồ hôi, khó ngủ.
Ban đêm ngủ hay giật mình.
Phần thóp (đỉnh đầu) của bé rộng, lâu đóng thóp.
Xương sọ mềm, có thể bị bẹp bất thường.
Trẻ thường bị táo bón.
Cần làm gì khi trẻ bị rụng tóc hình vành khăn?
Khi trẻ rụng tóc vành khăn, cố gắng tìm ra cách điều trị phù hợp.
Xác định nhân gây rụng tóc.
Nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên cho bé để hạn chế rụng tóc.
Nếu bé dị ứng hoặc nấm da đầu nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cả mẹ và bé như: các loại vitamin, thực phẩm giàu canxi, sắt, thực phẩm giàu omega.
Thay đổi thói quen cho bé.
Hạn chế dùng các loại hóa chất, thiết bị làm tóc (sấy tóc…)
Nếu trẻ bị rụng tóc vẫn không cải thiện sau 6 tháng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân, có phương án điều trị phù hợp.
Rụng tóc vành khăn không nguy hiểm nhưng cha mẹ không chủ quan, cần cho trẻ đi khám sớm để tìm đúng nguyên nhân, có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ sức khỏe bé tốt hơn.
![Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng rụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_94_51466181/ccfed0f8e0b609e850a7.jpg)
Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng rụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.
Phòng ngừa rụng tóc hình vành khăn
Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng rụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ nên cần bổ sung vitamin D, trong đó vitamin D3 giúp chống còi xương, có chức năng điều khiển chuyển hóa canxi, phosphat tạo khoáng, phát triển xương.
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, bao gồm:
Tránh để trẻ nằm quá nhiều hoặc chỉ nằm một tư thế cố định. Kết hợp thường xuyên thay gối, lau mồ hôi và để trẻ ngủ nơi thông thoáng không quá kín. Nên tạo thói quen cho trẻ, sau 6 tháng, trẻ có thể tự điều chỉnh tư thế.
Cắt móng, đeo bao tay để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bứt, cào lên tóc.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ.
Cẩn thận việc chọn lựa sản phẩm vệ sinh cơ thể và dầu gội cho trẻ nhỏ.
Rụng tóc vành khăn có thể được cải thiện sau khi bạn thay đổi tư thế nằm, bổ sung vitamin D và các thành phần cần thiết cho trẻ.