Trẻ em có chỉ số thông minh cao hầu hết đều có 1 trong 4 loại 'kỳ quặc' này - Cha mẹ không hiểu cũng đừng bóp nghẹt chúng
Nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ trông có vẻ kỳ dị bỗng trở nên cực kỳ thông minh khi lớn lên, đặc biệt là nghệ thuật, toán học, thiên văn học… có thể đạt đến độ cao mà người bình thường không thể đạt tới.
Thật đáng tiếc khi nhiều đứa trẻ có năng khiếu có hành vi như vậy lại bị cha mẹ ép "sửa", "trị" vì không hiểu nổi hành động của chúng và cuối cùng biến chúng trở thành người bình thường.
Nếu cha mẹ đang có những đứa con như vậy trong gia đình, đừng vội cảm thấy "kỳ lạ", đó có thể là dấu hiệu của chỉ số IQ cao.
Trong lịch sử Trung Quốc có một đứa trẻ thiên tài tên Dương Vương Minh. Lên 5 tuổi vẫn không chịu nói nhưng vừa cất tiếng nói liền cho thấy một trí tuệ sâu sắc hơn người.
Vương Dương Minh, sống vào thời nhà Minh, được tôn xưng 4 danh hiệu: nhà tư tưởng, nhà văn, nhà triết học và nhà chiến lược quân sự - một nhân vật kiệt xuất như vậy lại là một "quái vật" trong thời thơ ấu của ông.
Suốt 5 năm sau khi sinh ra, Vương Dương Minh chưa nói một lời nào, nhưng đó là một câu chuyện dài, thông minh hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi.
Sau khi vào trường tư thục, cậu bé 12 tuổi Dương Vương Minh không hài lòng với kiến thức do thầy dạy, đã hỏi thầy: “Thưa thầy, ở đời có việc gì là cao hơn cả?”. Thầy học đáp: "Thi đậu ra làm quan để thờ vua giúp nước, làm vẻ vang cho tổ tiên là cao hơn cả”. Vương Dương Minh lắc đầu đáp: “Thưa thầy, con cho vậy là chưa cao, học làm được ông thánh mới là cao”. Thầy học giật mình, mà không dám cho cậu là ngông.
Sau đó, Vương Dương Minh đã làm một việc còn kỳ lạ hơn nữa: Ông nghe theo quan điểm của Chu Hy, một học giả đời nhà Minh: luôn nghiên cứu sâu sắc mọi điều để hiểu được sự thật bản chất của chúng - "đến cái lý của sự vật, muốn cho những chữ nhỏ nhặt tới đâu cũng hiểu được thấu đáo".
Vương Dương Minh nghĩ, trong trường hợp này, chỉ cần mình nhập tâm nghiên cứu một thứ, nhất định sẽ có ngày hiểu cặn kẽ về nó.
Có lần, Dương Vương Minh tập trung nhìn bụi cây trúc trong sân bảy ngày đêm không ăn không uống (mục đích là để tìm cái "lý" của cây trúc), người nhà cho rằng Vương Dương Minh bị điên. Vào ngày thứ 7, Vương Dương Minh đột nhiên nôn ra một ngụm máu, ông nhận ra không thể đến với sự vật để tìm ra đạo lý được, mà đạo lý ở trong tâm ta. Nhờ vậy mà sau này Vương Dương Minh sáng tạo ra "tâm học" của riêng mình, trở thành một thế hệ đại sư trong lĩnh vực này.
Nhiều người nổi tiếng đã có một khoảng thời gian kỳ lạ khi họ còn trẻ. Trên thực tế, đây có thể là hành vi thể hiện sự hòa mình vào thế giới nội tâm của họ khi họ quan sát, nghiên cứu và suy nghĩ.
4 điều kỳ quặc của "những đứa trẻ thiên tài", cha mẹ nên hiểu:
1. Dù có bao nhiêu đồ chơi, trẻ chỉ chơi một trong số chúng
Bây giờ điều kiện vật chất đầy đủ, nhiều trẻ có nhiều đồ chơi, nhưng có trẻ lại rất lạ, dù bố mẹ mua bao nhiêu món đồ chơi nhiều màu sắc thì chúng vẫn thích nhất là một món đồ chơi cố định.
Thực ra đây là biểu hiện của sự nhiệt tình nghiên cứu của trẻ, nếu không nghiên cứu kỹ một việc thì sẽ không thể gây hứng thú cho việc khác. Những đứa trẻ như vậy sau này sẽ suy nghĩ thấu đáo, học hành đạt kết quả khả quan.
2. Thường "ngớ người", người lớn quát to thế nào cũng không đáp
Ở ven đường hay trong công viên, thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp những đứa trẻ ngồi xổm dưới đất rất lâu không nhúc nhích. Người lớn gọi không đáp lại, to tiếng la hét cũng không nghe thấy, mãi đến khi cha mẹ tới xem mới biết con chỉ là đang quan sát kiến bò qua lại.
Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không thể giải thích được và họ sẽ thẳng tay “ngắt” hành vi này của trẻ vì thiếu kiên nhẫn. Điều này vô tình làm mất đi khả năng quan sát ở chúng.
Khi đứa trẻ có vẻ trông ngẩn người, có thể không phải do thị giác, thính giác và não bộ bị trì trệ mà là trẻ “bị mắc kẹt” trong những suy nghĩ sâu sắc hơn, đây là một khả năng hiếm có.
3. Nhạy cảm và hay khóc, “buồn thương đến nghìn thu”
Hầu hết sự phát triển tâm lý của trẻ em đều hướng về bản thân hơn và thông qua học tập mà dần nhận biết được lòng trắc ẩn, sự đồng cảm...
Nhưng có một số trẻ có não phải đặc biệt phát triển, có một cảm giác nghệ thuật và giàu cảm xúc từ khi còn nhỏ, chúng cảm thấy buồn khi thấy người khác khóc và khóc khi nghe chú thỏ bị ăn thịt...
Đây có thể không phải là một đứa trẻ “mít ướt” mà là vì đứa trẻ rất nhạy bén với cảm xúc, có khả năng tri giác vượt trội và rất có năng khiếu về nghệ thuật.
4. Khát vọng hủy diệt “bất khả chiến bại”, trẻ muốn phá dỡ tất cả những gì chúng nhìn thấy
Nhà cha mẹ có “vua phá hoại” nào không? Những đứa trẻ khác có thể giữ đồ chơi để chơi trong nhiều lần, nhưng có những đứa trẻ lại chỉ nhanh chóng tách, dỡ nó ra.
Đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay, quạt… mọi thứ có thể cạy mở đều không thoát khỏi “móng vuốt quỷ dữ” của trẻ, khiến các bậc phụ huynh đau đầu.
Có thể đứa trẻ không cố ý phá hoại mà đó là biểu hiện của trí tò mò rất mạnh và khả năng thực hành vượt trội.
Nhìn thấy 4 “vấn đề kỳ lạ” này của trẻ, cha mẹ đừng vội chỉ trích hay phủ nhận, đừng nói đến việc gắn mác cho con mình là “quái gở” hay “nghịch ngợm”, hãy hướng dẫn kỹ cho trẻ, biết đâu đó trẻ có thể trở thành một Vương Dương Minh tiếp theo.
1. Đừng làm gián đoạn/ngắt hành vi trẻ một cách dễ dàng
Khi một đứa trẻ đắm chìm trong thế giới của riêng mình, đó là thời điểm tập trung cao độ nhất, đừng phá hủy nó. Khả năng tập trung là một khả năng quý báu để nghiên cứu sâu và tư duy sâu, chỉ những người có khả năng tập trung cao mới có thể làm phong phú và phát triển tư duy logic.
2. Hướng dẫn trẻ diễn đạt
Khi trẻ đã đạt được những kết quả nhất định trong tư duy, hoặc hiểu biết của mình về sự việc, hãy động viên, khẳng định kịp thời, hướng dẫn trẻ thể hiện.
Giúp trẻ nói thẳng suy nghĩ và sắp xếp quá trình suy nghĩ là lời khen tốt nhất đối với trẻ và là liều thuốc chữa bách bệnh để hướng trẻ suy nghĩ xa hơn.
3. Đánh dấu "lãnh thổ" cho trẻ
Khuyến khích và khẳng định trẻ không có nghĩa là cho phép trẻ cư xử ngỗ ngược, không tuân thủ quy tắc. Dù là quản lý thời gian hay quyền sở hữu, cha mẹ đều có thể vẽ một “lãnh thổ” cho con mình.
Ví dụ: Trong khoảng thời gian như này (cụ thể), sẽ không có ai quấy rầy con và con có thể thoải mái thể hiện/bung hết các hành vi kỳ quặc của mình. Điều này có lợi cho trẻ phát huy hết khả năng của mình, đồng thời biết ranh giới của hành vi rõ ràng.
Đôi khi, một số bậc cha mẹ quản lý con cái không phải từ góc độ của con cái, mà hoàn toàn là để làm cho bản thân đỡ vất vả và nhàn hạ hơn. Nhưng cuối cùng lại phá hủy tài năng ban đầu của trẻ và cũng luôn đổ lỗi cho trẻ không “ngoan”. Xin đừng làm cha mẹ như vậy!
* Bài viết có tính chất tham khảo
4 lý do phụ nữ tuổi 50 nên ăn chuối mỗi ngày
Theo Châu Anh (dịch)
Vietnamnet