Triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025
Chiều nay (13/5), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lò Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Cương phát biểu tại hội nghị.
Năm 2024, tỉnh Điện Biên chịu ảnh hưởngcủa 34 đợt thiên tai với nhiều loại hình nguy hiểm như: Rét đậm, rét hại, mưađá, lốc xoáy, lũ quét, sạt lở đất… làm 13 người chết, thiệt hại về tài sản hơn537 tỷ đồng. Trong đó trận lũ quét, sạt lở đất xảy ra rạng sángngày 25/7/2024 tại xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) làm 7 người chết, 7 người bịthương, thiệt hại về tài sản khoảng 175 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Điện Biên chịuảnh hưởng của 5 đợt thiên tai làm 2 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng5,8 tỷ đồng.
Trước những thiệt hại nặng nề về ngươìvà tài sản do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh, năm 2024 và những tháng đầu năm2025, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đã chủ động, quyếtliệt triển khai nhiều biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Cùng với đólà sự vào cuộc khẩn trương của các lực lượng chức năng và tinh thần đoàn kết,sẻ chia của người dân trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh đã ủng hộ, hỗ trợ, góp phần quan trọng giúp các hộ dân bị ảnh hưởng sớm vượt qua khó khăn, ổn địnhlại cuộc sống.
Dự báo trong năm 2025, tình hìnhthiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều loại hình khó lường. Các cấp, ngành cần chủ động xây dựng kế hoạch, phươngán PCTT&TKCN phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; tăng cường phối hợpđồng bộ, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, chú trọng công tác cảnhbáo, dự báo thiên tai, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng phó, khắcphục hậu quả nhanh chóng và hiệu quả, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhândân và Nhà nước, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi thiên tai xảy ra.

Đại biểu dự hội nghị
Tại hội nghị, đại diện các sở, ngànhvà địa phương đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong triểnkhai nhiệm vụ PCTT&TKCN. Đồng thời thẳng thắn nhìn nhận,chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng, như: Công tác tuyên truyền nâng caonhận thức cho cán bộ và người dân về phòng ngừa thiên tai còn chưa sâu rộng, hiêụquả chưa cao; sự phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị ở một số nơi còn thiếu đồngbộ. Công tác dự báo, cảnh báo chưa theo kịp yêu cầu trong bối cảnh thiên tai diễnbiến ngày càng phức tạp; trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ vẫn còn thiếu hụt,chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; nguồn quỹ phòng, chống thiên tai còn hạnchế… Một số ý kiến đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồnlực mua sắm trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN; tập huấn nâng caonhận thức của cán bộ và người dân trong phòng chống thiên tai; ban hành cơ chếnộp quỹ phòng chống thiên tai.
Kết luận hội nghị, Phó Chủtịch UBND tỉnh Lò Văn Cương đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sựnỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương và lực lượng vũ trang trong công tác PCTT&TKCNnăm 2024 và những tháng đầu năm 2025. Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thành viên Ban Chỉ huy, các cấp, ngành khẩn trương ràsoát, hoàn thiện và triển khai các phương án, kịch bản ứng phó phù hợp với đặcđiểm, loại hình và diễn biến thiên tai tại từng khu vực. Đặc biệt, cần chú trọngcác biện pháp chủ động, quyết liệt nhằm giảm thiểu thiệt hại về người do lũ lụt,lũ quét, sạt lở đất gây ra. Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai phảiđược tổ chức theo đúng phương châm “bốn tại chỗ”, bảo đảm huy động tối đa lựclượng, phương tiện để phòng tránh, ứng phó và cứu nạn, khắc phục hậu quả mộtcách kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân. Cácđịa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng ứngphó với thiên tai cho người dân bằng nhiều hình thức. Tại những địa bàn có nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất trên diệnrộng, các địa phương phải xây dựng phương án cụ thể, bố trí sẵn sàng lực lượng,phương tiện, đảm bảo tinh thần “chủ động ứng phó ở mức cao nhất”, tuyệt đôíkhông để bị động, bất ngờ.