Triển vọng ngoại giao kiến tạo hòa bình trong tình hình hiện nay

Ngày 23.4, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế với chủ đề '50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại', Phiên thảo luận (Phiên 2) đã được tổ chức tại Hà Nội, với chủ đề 'Vai trò của Ngoại giao trong thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp, kiến tạo hòa bình trong tình hình hiện nay'.

Phiên thảo luận (Phiên 2) đã được tổ chức tại Hà Nội, với chủ đề "Vai trò của Ngoại giao trong thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp, kiến tạo hòa bình trong tình hình hiện nay”.

Phiên thảo luận (Phiên 2) đã được tổ chức tại Hà Nội, với chủ đề "Vai trò của Ngoại giao trong thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp, kiến tạo hòa bình trong tình hình hiện nay”.

Phiên thảo luận 2 do Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, cùng với sự tham gia của các đại biểu trong và ngoài nước.

Thảo luận tại Phiên 2, Tiến sĩ Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cho biết vai trò tiên phong của đối ngoại là tạo dựng môi trường hòa bình ổn định.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, các quốc gia cần phải cân nhắc đến các chính sách và đối ngoại để áp dụng.

Chủ trương xác định đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tập trung cho phát triển đã thể hiện sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời gian qua.

Để phát huy vai trò tiên phong, TS Nguyễn Minh Vũ gợi ý 3 vấn đề cần quan tâm như sau:

Thứ nhất, cần có sự hợp tác quốc tế, củng cố hệ thống quốc tế minh bạch, công bằng, bình đẳng, tuân thủ luật phát quốc tế, đặc biệt là hiến chương Liên hợp quốc nhằm xử lý các nguy cơ đối phó xung đột và mầm mống bất ổn.

Thứ hai, bất kỳ sự bất ổn, sự căng thẳng nào trong quan hệ quốc tế đều xuất phát từ niềm tin.

Đối ngoại của các quốc gia rất quan trọng và là tiên phong trong tạo dựng niềm tin thông qua khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương. Đây là điều hết sức quan trọng trong việc khôi phục niềm tin.

Thứ ba, ngoại giao cần tranh thủ điều kiện quốc tế, hợp tác quốc tế cùng có lợi hiện nay để thúc đẩy phát triển chung, bền vững và bao trùm.

Nếu thành tựu khoa học công nghệ là cơ hội thì hội nhập quốc tế là sự nghiệp chung để tập trung vào phát triển đất nước.

Cuối cùng, đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong kiến tạo hòa bình và được xem là điều kiện cần.

Ngoại giao kiến tạo hòa bình năm 1975 đã đạt được thành công vì chúng ta đặt cuộc chiến tranh chính nghĩa vào dòng chảy của lực lượng tiến bộ, ủng hộ kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình. Điều đó có nghĩa ngoại giao đã phát huy được vai trò tiên phong.

Cũng tại Phiên 2, với chủ đề thảo luận “Vai trò của đối ngoại nhân dân trong giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình” , GS Vương Xung, Giáo sư danh dự Học viện Ngoại ngữ Chiết Giang, Phó Tổng Thư ký Học hội Charhar, Trung Quốc đã có bài trình bày thảo luận theo hình thức trực tuyến.

Ông Vương Xung cho rằng Hướng tới kỷ 50 năm thống nhất đất nước, tôi rất ấn tượng với chặng đường đổi mới của Việt Nam. Việt Nam hiện đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động trên thế giới.

Từ góc nhìn của một học giả Trung Quốc, ông Vương Xung cho rằng vai trò đối ngoại của Việt Nam thể hiện ở khát khao độc lập, khát khao thống nhất đất nước, duy trì các mối quan hệ song phương và đa phương.

Việt Nam có khả năng duy trì mối quan hệ rất tốt với các quốc gia lớn. Đối ngoại Việt Nam cũng luôn duy trì “vừa đánh, vừa đàm”, không ngại tham chiến nhưng cũng không từ bỏ mục tiêu.

“Cách tiếp cận bằng đối ngoại của Việt Nam đã cho chúng ta nhiều bài học đáng giá. Đối ngoại không phải chỉ là quản lý quan hệ với các nước khác mà còn là cách bạn kể câu chuyện của mình. Nhờ những câu chuyện đó, Việt Nam đã tìm ra khoảng không để đàm phán hiệu quả”, ông Vương Xung trình bày tại Phiên 2 trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế với chủ đề “50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại” diễn ra vào hôm nay (23.4).

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg cũng khẳng định sức mạnh mềm của ngoại giao Việt Nam - tức khả năng thu hút và thuyết phục là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chưa bao giờ Việt Nam coi nhân dân Mỹ là kẻ thù mà ngược lại đã biến họ thành đồng minh.Trong thời bình, "sức mạnh mềm" là thế và lực trong kinh tế, thương mại bên cạnh những chính sách quốc phòng.

Vị thế, tiềm lực đã giúp đất nước chủ động hơn từ hợp tác kinh tế, chủ động tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu như tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, cứu trợ quốc tế...

HỒNG NHUNG

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/chinh-tri/trien-vong-ngoai-giao-kien-tao-hoa-binh-trong-tinh-hinh-hien-nay-129219.html