Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nhằm ứng phó linh hoạt, hiệu quả, đưa ra những giải pháp trợ lực cho doanh nghiệp vượt mọi thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày 17/4/2025, Tạp chí DĐDN tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp 2025 với chủ đề: Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên các nước các nước đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế, thương mại, đầu tư và thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt tác động nhiều đến các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Toàn cảnh diễn đàn

Toàn cảnh diễn đàn

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp chịu nhiều tác động bất lợi từ xung đột địa chính trị, đứt gẫy các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu đầu vào... Khảo sát của VCCI trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo. Mặc dù đã có gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (chiếm đến 98%) và chỉ có khoảng 2% các doanh nghiệp lớn.

Do đó, để có thể bứt phá vào năm 2025, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là những "chìa khóa" then chốt. Không chỉ là tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân để từng bước làm chủ công nghệ lõi, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là yêu cầu quan trọng được đặt ra thời gian tới.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, Chính quyền Mỹ đã thông báo tạm hoãn 90 ngày trước khi áp thuế đối ứng chính thức với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên thời gian để chúng ta đàm phán không dài và thách thức vẫn còn phía trước, đặc biệt với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước là những vấn đề cấp bách.

Số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, tăng trưởng kinh tế quý I năm 2025 đạt 6,93%. Tính chung quý I/2025, cả nước có hơn 72,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có hơn 24,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế tài chính của Quốc hội cho rằng, thể chế là công cụ duy nhất và cần thiết thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nếu thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài thủ tục hành chính mà chúng ta vẫn nhìn thấy là các loại phí, lệ phí; chi phí tuân thủ lớn nhưng đôi khi không được nhận diện; chi phí cơ hội và những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược

Theo các diễn giả tại Diễn đàn, sự phát triển của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp được hỗ trợ rất lớn từ các động lực tăng trưởng mới, mở ra không gian phát triển bền vững. Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) đánh giá, trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới, chia sẻ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và ứng phó hiệu quả với các diễn biến bất lợi, nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của VCCI trên quy mô toàn quốc, chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo. Mặc dù đã có gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (chiếm đến 98%) và chỉ có khoảng 2% các doanh nghiệp lớn.

Hiện nay các DN, nhất là DNNVV đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đề xuất: trong thời gian tới, cần giảm bớt các thủ tục hành chính; Đến năm 2027 các Bộ ngành, địa phương số hóa 100% thủ tục hành chính qua 1 cửa liên thông. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ DN về thuế, vốn và mở rộng thị trường.

Các diễn giả tham gia trao đổi

Các diễn giả tham gia trao đổi

Để tháo gỡ khó khăn và trợ lực cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp đã trao đổi kinh nghiệm ứng phó và đưa ra một số giải pháp. Trong đó tập trung vào các vấn đề như, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; Đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hoàn thiện thể chế khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng các mô hình kinh doanh bền vững, các ngành công nghiệp mới và phát triển các ngành kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước…

Hiện nay trong cả nước có khoảng 700 Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân trong đó có khoảng 100 hiệp hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, còn lại là phạm phi cấp tỉnh huyện; 28 hiệp hội ngành nghề. Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động đều tham gia một hoặc một số tổ chức hội doanh nghiệp, qua đó tạo ra mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp. Vai trò liên kết doanh nghiệp trong các Hiệp hội ngày càng được nâng cao.

Nguyễn Minh

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/tro-luc-cho-doanh-nghiep-vuot-thach-thuc-162945.html