Trung Quốc chỉ cần J-16 để chống lại Su-30 và Rafale của Ấn Độ?

Theo tin từ trang Eurasia Times của Ấn Độ, Trung Quốc tuyên bố 'giết gà không cần dùng dao mổ trâu', nên chỉ cần trang bị thêm máy bay chiến đấu J-16, là đủ sức chống lại mối đe dọa từ máy bay chiến đấu Su-30 và Rafale của Ấn Độ.

Trung Quốc đang chế tạo thêm nhiều máy bay chiến đấu J-16, và đưa vào biên chế cho các đơn vị không quân của nước này đóng tại Chiến khu Tây; có nhiệm vụ sẵn sàng đối phó với lực lượng Không quân Ấn Độ.

Trung Quốc đang chế tạo thêm nhiều máy bay chiến đấu J-16, và đưa vào biên chế cho các đơn vị không quân của nước này đóng tại Chiến khu Tây; có nhiệm vụ sẵn sàng đối phó với lực lượng Không quân Ấn Độ.

Chiến đấu cơ J-16 ra mắt vào năm 2013, xuất hiện công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập Quân đội Trung Quốc hồi giữa năm 2017. J-16 được cho là "bản sao" của phiên bản Su-30MK2 mà Trung Quốc nhập của Nga, và được coi là Su-35 của Trung Quốc.

Chiến đấu cơ J-16 ra mắt vào năm 2013, xuất hiện công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập Quân đội Trung Quốc hồi giữa năm 2017. J-16 được cho là "bản sao" của phiên bản Su-30MK2 mà Trung Quốc nhập của Nga, và được coi là Su-35 của Trung Quốc.

J-16 có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên không, trên biển và trên bộ. Hiện nay Không quân Trung Quốc đang có trong biên chế ít nhất ba lữ đoàn máy bay chiến đấu J-16, chúng được coi là một trong những trụ cột tương lai của không quân nước này.

J-16 có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên không, trên biển và trên bộ. Hiện nay Không quân Trung Quốc đang có trong biên chế ít nhất ba lữ đoàn máy bay chiến đấu J-16, chúng được coi là một trong những trụ cột tương lai của không quân nước này.

Theo truyền thông Trung Quốc, ngày càng có nhiều lực lượng không quân ở phía Tây chuyển sang sử dụng J-16; như vậy Quân đội Trung Quốc xác định, để đối phó với lực lượng không quân Ấn Độ, Trung Quốc chỉ cần chiến đấu cơ J-16 là đủ, chứ chưa cần đến máy bay chiến đấu tàng hình J-20.

Theo truyền thông Trung Quốc, ngày càng có nhiều lực lượng không quân ở phía Tây chuyển sang sử dụng J-16; như vậy Quân đội Trung Quốc xác định, để đối phó với lực lượng không quân Ấn Độ, Trung Quốc chỉ cần chiến đấu cơ J-16 là đủ, chứ chưa cần đến máy bay chiến đấu tàng hình J-20.

Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, tiêm kích J-16 do Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương sản xuất, cũng là một bản sao của Su-30 của Nga. Cũng giống như Su-30, J-16 là máy bay chiến đấu đa chức năng hai chỗ ngồi, hai động cơ và nó cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công trên biển.

Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, tiêm kích J-16 do Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương sản xuất, cũng là một bản sao của Su-30 của Nga. Cũng giống như Su-30, J-16 là máy bay chiến đấu đa chức năng hai chỗ ngồi, hai động cơ và nó cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công trên biển.

J-16 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10A nội địa, đồng thời được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động do Trung Quốc tự phát triển và cảm biến hồng ngoại (IRST) tiên tiến. Khả năng tiếp dầu trên không giúp J-16 tăng cường bán kính tác chiến, cho phép thực hiện đòn đánh sâu bên trong lãnh thổ đối phương.

J-16 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10A nội địa, đồng thời được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động do Trung Quốc tự phát triển và cảm biến hồng ngoại (IRST) tiên tiến. Khả năng tiếp dầu trên không giúp J-16 tăng cường bán kính tác chiến, cho phép thực hiện đòn đánh sâu bên trong lãnh thổ đối phương.

Về hỏa lực, J-16 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực nội địa để tương thích với các hệ thống vũ khí trong nước, máy bay có thể sử dụng tên lửa không đối không PL-10 và PL-15 do Trung Quốc tự chế tạo, cũng như nhiều loại bom và rocket có dẫn đường và không điều khiển.

Về hỏa lực, J-16 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực nội địa để tương thích với các hệ thống vũ khí trong nước, máy bay có thể sử dụng tên lửa không đối không PL-10 và PL-15 do Trung Quốc tự chế tạo, cũng như nhiều loại bom và rocket có dẫn đường và không điều khiển.

Ngoài ra, máy bay còn có thể mang tên lửa chống bức xạ và tên lửa chống hạm (KD-88 và YJ-83K). J-16 cũng là tiêm kích đầu tiên, có thể mang đầy đủ vũ khí do Trung Quốc chế tạo như tên lửa diệt hạm, đối không, tên lửa hành trình đối đất, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh và các thiết bị đối kháng điện tử (ECM).

Ngoài ra, máy bay còn có thể mang tên lửa chống bức xạ và tên lửa chống hạm (KD-88 và YJ-83K). J-16 cũng là tiêm kích đầu tiên, có thể mang đầy đủ vũ khí do Trung Quốc chế tạo như tên lửa diệt hạm, đối không, tên lửa hành trình đối đất, bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh và các thiết bị đối kháng điện tử (ECM).

Hơn 100 chiếc J-16 đã được chế tạo và một số kinh nghiệm kỹ thuật của J-11 đã được sử dụng trong quá trình phát triển loại máy bay này. Các chuyên gia quân sự nhận định, J-16 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tác chiến không đối không tầm xa và tầm ngắn, không đối đất và tấn công chống hạm.

Hơn 100 chiếc J-16 đã được chế tạo và một số kinh nghiệm kỹ thuật của J-11 đã được sử dụng trong quá trình phát triển loại máy bay này. Các chuyên gia quân sự nhận định, J-16 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tác chiến không đối không tầm xa và tầm ngắn, không đối đất và tấn công chống hạm.

J-16 cũng có phiên bản tác chiến điện tử (tương tự như E/A-18G Growler của Hải quân Mỹ), được trang bị những "thùng" tác chiến điện tử, lắp ở đầu cánh chính; khẩu pháo 30mm của J-16 đã được thay thế bằng hệ thống tác chiến điện tử bên trong. Theo thông tin, chiếc J-16 tác chiến điện tử này, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2015.

J-16 cũng có phiên bản tác chiến điện tử (tương tự như E/A-18G Growler của Hải quân Mỹ), được trang bị những "thùng" tác chiến điện tử, lắp ở đầu cánh chính; khẩu pháo 30mm của J-16 đã được thay thế bằng hệ thống tác chiến điện tử bên trong. Theo thông tin, chiếc J-16 tác chiến điện tử này, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2015.

Còn về phía địch thủ Ấn Độ, ngày 29/7 vừa qua, lô 5 máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên mà Ấn Độ mua từ Pháp, đã hạ cánh tại căn cứ Ambala của Không quân Ấn Độ. Đầu tháng này, Ấn Độ đã nhận thêm lô 3 chiếc Rafale thứ hai từ Pháp; sau khi tiếp nhận từ Pháp, 3 chiếc Rafale này đã đến Căn cứ Không quân Jamnagar ở bang Gujarat, Ấn Độ.

Còn về phía địch thủ Ấn Độ, ngày 29/7 vừa qua, lô 5 máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên mà Ấn Độ mua từ Pháp, đã hạ cánh tại căn cứ Ambala của Không quân Ấn Độ. Đầu tháng này, Ấn Độ đã nhận thêm lô 3 chiếc Rafale thứ hai từ Pháp; sau khi tiếp nhận từ Pháp, 3 chiếc Rafale này đã đến Căn cứ Không quân Jamnagar ở bang Gujarat, Ấn Độ.

Theo lịch trình giao hàng, từng lô 3 hoặc 4 máy bay chiến đấu Rafale, sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng; cho đến khi tất cả 36 chiếc Rafale theo hợp đồng được chuyển giao hết.

Theo lịch trình giao hàng, từng lô 3 hoặc 4 máy bay chiến đấu Rafale, sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng; cho đến khi tất cả 36 chiếc Rafale theo hợp đồng được chuyển giao hết.

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++, có bán kính chiến đấu từ 780 km đến 1.650 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, Rafale còn được trang bị các loại tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới như Meteor và Scarp.

Rafale là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++, có bán kính chiến đấu từ 780 km đến 1.650 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, Rafale còn được trang bị các loại tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới như Meteor và Scarp.

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Rafale thua J-16 về vũ khí trên không, tốc độ tối đa, trần bay thực tế, khả năng phát hiện radar và bán kính chiến đấu. Do vậy J-16 hoàn toàn có thể hạ gục Rafale, nên Trung Quốc không cần Trung Quốc "quốc bảo" J-20 tại khu vực phía Tây; loại chiến đấu cơ này được "ưu tiên", dùng để đối phó với Mỹ và Nhật Bản tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông.

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Rafale thua J-16 về vũ khí trên không, tốc độ tối đa, trần bay thực tế, khả năng phát hiện radar và bán kính chiến đấu. Do vậy J-16 hoàn toàn có thể hạ gục Rafale, nên Trung Quốc không cần Trung Quốc "quốc bảo" J-20 tại khu vực phía Tây; loại chiến đấu cơ này được "ưu tiên", dùng để đối phó với Mỹ và Nhật Bản tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông.

Video Trung Quốc sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình J-20B - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-chi-can-j-16-de-chong-lai-su-30-va-rafale-cua-an-do-1465720.html