Trung Quốc đẩy mạnh chính sách ổn định kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung đang gặp phải những bất ổn, ảnh hưởng nặng nề đến sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh các gói chính sách dự kiến sẽ được tận dụng đầy đủ để giữ cho nền kinh tế hướng tới sự phục hồi rõ rệt hơn.
Zero Covid và mối lo kinh tế
Việc Trung Quốc vừa qua phong tỏa một trong những thành phố lớn nhất là Thành Đô để tiến hành xét nghiệm Covid-19 đã làm dấy lên những lo ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lệnh phong tỏa đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng trong khu vực, đồng thời tác động đến tâm lý người dân trên toàn quốc. Thành phố Thành Đô đóng góp 1,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là thành phố lớn thứ 6 của Trung Quốc.
Thành Đô cũng là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nơi đang phải hứng chịu những đợt hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng trong những tuần gần đây. Tháng trước, một cuộc khủng hoảng điện do hậu quả của tình trạng nắng nóng gay gắt đã khiến một số nhà máy thuộc tỉnh này phải đóng cửa. Chính vì vậy, việc phong tỏa Thành Đô được ví như một đòn đánh khác vào nền kinh tế vốn đang phải vật lộn với hàng loạt cú sốc. Mặc dù việc đóng cửa Thành Đô sẽ không gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế như đợt đóng cửa Thượng Hải trong hai tháng đầu năm nay, nhưng động thái này sẽ tác động rộng rãi đến tâm lý người dân và tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh tế.
Bên cạnh đó, các số liệu kinh tế của Thành Đô cũng không khả quan. Giai đoạn tháng 1 - 7.2022, doanh số bán lẻ và nguồn thu của chính quyền thành phố giảm, trong khi sản lượng công nghiệp cũng hạ nhiệt. Trong sáu tháng đầu năm, Thành Đô chỉ ghi nhận tăng trưởng kinh tế 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức 13,1% của cùng kỳ năm 2021. Các thành phố Thiên Tân và Thạch Gia Trang ở gần Bắc Kinh, và thành phố Đại Liên ở phía Đông Bắc nước này cũng đã lần lượt đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn. Một số quận thuộc trung tâm công nghệ và sản xuất của Trung Quốc là thành phố Thâm Quyến cũng đã công bố các biện pháp đối phó nghiêm ngặt hơn đối với đại dịch. Theo đó, các chuyên gia lo ngại rằng, các điểm về Covid-19 đang chuyển dịch sang các tỉnh, thành phố có vai trò lớn hơn nhiều đối với nền kinh tế quốc gia của Trung Quốc, và điều này sẽ càng làm chậm tiến độ phục hồi kinh tế.
Ban hành một loạt chính sách mới
Trước những khó khăn trên, Chính phủ đã phân công các lực lượng đặc nhiệm đến một số tỉnh kinh tế lớn để giám sát việc thực hiện các chính sách trên phạm vi rộng của địa phương nhằm ổn định nền kinh tế, và thúc đẩy động lực tăng trưởng thông qua một loạt biện pháp có mục tiêu. Nhiều nhóm công tác do các bộ trưởng dẫn đầu đã giám sát và hỗ trợ tuyến đầu trong một động thái hậu thuẫn tăng trưởng hiếm hoi. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, với các gói chính sách sôi động, hy vọng về sự thay đổi trong một số mắt xích yếu của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, các nhà kinh tế trông đợi vào việc nâng cấp công nghiệp, điển hình Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về các phương tiện chạy bằng năng lượng mới (NEV), để cung cấp nguồn lực thúc đẩy con đường hồi sinh của nền kinh tế Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố chính sách hậu thuẫn ổn định hóa 2.0 bên cạnh 33 biện pháp hậu thuẫn tăng trưởng đã được đưa ra vào cuối tháng 5.2022, và đã cử các nhóm công tác đặc biệt đến một số "đầu tàu" kinh tế khu vực. Cho đến nay, 5 lực lượng đặc nhiệm đã được giao nhiệm vụ giám sát và phục vụ ổn định hóa kinh tế đến các tỉnh kinh tế lớn chưa xác định. Cụ thể, một lực lượng đặc nhiệm giám sát do Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Xây dựng Thành thị - Nông thôn Nghê Hồng dẫn đầu đã đến tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc. Một đội khác do Bộ trưởng Giao thông Vận tải Lý Tiểu Bằng dẫn đầu đến tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Bộ trưởng Thủy lợi Lý Quốc Anh đã dẫn đầu nhóm công tác đến tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Quyết định của Quốc Vụ viện cử các nhóm công tác đến một số khu vực cấp tỉnh được đưa ra vào thời điểm then chốt để củng cố nền tảng của sự phục hồi kinh tế. Việc phái cử các nhóm công tác là một động thái lớn để thực hiện thực sự hai gói chính sách đã được công bố. Các nhóm công tác được dự định hướng tới hỗ trợ giải quyết các mục tiêu và vấn đề, từ đó giúp các chính quyền địa phương giải quyết những khó khăn thực tế và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Một nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trước đó được đưa ra vào cuối tháng 5.2022, chủ yếu bao gồm hội nghị truyền hình quốc gia chưa từng có của Quốc Vụ viện và gói chính sách 33 biện pháp, là một tiền đề cho sự phục hồi kinh tế trong suốt tháng 6. Tuy nhiên, cuộc họp điều hành của Quốc Vụ viện đã chỉ ra, mặc dù nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi kể từ tháng 6, nhưng nền tảng cho sự phục hồi vẫn chưa vững chắc. Theo đó, những đợt nắng nóng kỷ lục và hạn hán trong hai tháng qua đã đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng và sự phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, các đợt bùng phát rải rác dịch Covid-19 cùng với lệnh phong tỏa đã gây tác động đến hoạt động kinh tế của các khu vực bị ảnh hưởng. Song, các khu vực ven biển phát triển kinh tế phần lớn vẫn còn nguyên vẹn động lực tăng trưởng. Việc thực hiện chính sách địa phương sẽ được đẩy mạnh đáng kể trong giai đoạn sau nhiệm vụ mới nhất, do đó cho phép các chính sách mang lại những kết quả mong muốn.
Các gói chính sách của Trung Quốc được đưa ra chống lại chu kỳ thắt chặt tiền tệ do Mỹ dẫn đầu được coi là bằng chứng về sự độc lập trong chính sách của Trung Quốc và quyết tâm của Trung Quốc trong việc củng cố nền kinh tế. Các nhà quan sát cho biết, với việc các "đầu tàu" kinh tế khu vực là trung tâm của việc thúc đẩy ổn định hóa quốc gia, nhiệm vụ mới nhất được dự đoán sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế nói chung, những mắt xích yếu kém về kinh tế sẽ được xử lý tốt. Trong số 19 biện pháp chính sách đã được áp dụng, có một biện pháp cho phép áp dụng cách tiếp cận phù hợp với thành phố trong việc sử dụng tín dụng để củng cố nhu cầu nhà ở kém thích nghi với thị trường và các chủ nhà hướng đến sự chuyển hướng sang những ngôi nhà lớn hơn và đẹp hơn. Các nhà hoạch định chính sách rõ ràng đã xác định chính xác những yếu tố cốt yếu cho việc khởi động lại nền kinh tế, nếu doanh số bán nhà có thể lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng tới, cùng với xu hướng tăng trong các cuộc đấu giá đất, thì lĩnh vực bất động sản sẽ bắt đầu trở lại. Do đó, các chuyên gia tin rằng, điều này làm tăng thêm những kỳ vọng về một sự phục hồi tiêu dùng và viễn cảnh lạc quan rằng xuất khẩu sẽ duy trì khả năng phục hồi trong phần còn lại của năm, sẽ chứng kiến nền kinh tế trên con đường phục hồi rõ rệt hơn.
Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân và kinh tế nền tảng theo gói chính sách 2.0, cũng được coi là tạo ra một luồng gió thuận cho việc ổn định hóa nền kinh tế. Hơn nữa, lĩnh vực NEV của nền kinh tế Trung Quốc vẫn là nhân tố giúp phá vỡ sự ảm đạm của kinh tế toàn cầu. Trích dẫn số liệu thống kê được tiết lộ tại một hội nghị NEV ở Bắc Kinh đưa tin, vào cuối năm 2021, doanh số bán hàng tích lũy của NEV đã vượt con số 16 triệu chiếc trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc chiếm hơn một nửa. Trong nửa đầu năm 2022, doanh số NEV toàn cầu tăng 66,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 4,22 triệu chiếc, trong khi doanh số NEV của Trung Quốc tăng 115% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,6 triệu chiếc.