Trung Quốc đưa phòng thí nghiệm xuống đáy Biển Đông

Trung Quốc lần đầu tiên kết nối trạm nghiên cứu chính với phòng thí nghiệm dưới đáy Biển Đông vào tháng trước, cho phép phân tích mẫu vật ngay trong lòng biển, thay vì trên đất liền, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin ngày 7/6.

“Cách truyền thống để khảo sát biển là lấy mẫu nước, trầm tích và sinh vật từ đáy biển để mang về xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trên đất liền, nhưng nhiệt độ, áp suất và những tính chất của mẫu vật đã thay đổi trong quá trình thu thập mẫu. Vì thế, những gì chúng ta học được từ các mẫu không thực sự là tính chất của đáy biển”, CCTV đưa tin.

Cách làm mới là tập trung vào thí nghiệm khoa học tại chỗ, cho phép phát hiện tính chất của nước, trầm tích và sinh vật dưới đáy biển. Phòng thí nghiệm kiểu mới sẽ tiến hành các hoạt động lâu dài dưới đáy biển, cung cấp thông tin chính xác hơn về các quá trình sinh hóa dưới đáy biển. Nó có thể trao đổi thông tin với trung tâm kiểm soát nhờ các thiết bị lưới dưới biển hoặc phao liên lạc.

Tàu Tansuo 2 trở lại cảng ở Hải Nam hôm 6/6 sau khi kết nối trạm nghiên cứu chính với phòng thí nghiệm dưới đáy Biển Đông. Ảnh: CCTV

Tàu Tansuo 2 trở lại cảng ở Hải Nam hôm 6/6 sau khi kết nối trạm nghiên cứu chính với phòng thí nghiệm dưới đáy Biển Đông. Ảnh: CCTV

Trong thử nghiệm tháng trước, các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết nối phòng thí nghiệm trong lòng biển với trạm chính nhờ tàu lặn có người lái, đánh giá hoạt động của tàu lượn dưới đáy biển và phao neo để phục vụ thông tin liên lạc. Thử nghiệm này được các nhà nghiên cứu trên tàu Tansuo 2 thực hiện. Tàu này trở về cảng ở tỉnh đảo Hải Nam hôm 6/6.

Chen Jun, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Kỹ thuật biển sâu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, nói rằng thử nghiệm tập trung kiểm tra các chức năng chính của trạm đặt dưới đáy biển và thẩm định khả năng của hệ thống kiểm soát, hệ thống quản lý năng lượng và thông tin liên lạc của trạm. Trạm chính cung cấp điện và tín hiệu thông tin liên lạc cho phòng thí nghiệm và cả hệ thống hoạt động ổn định trong 7 ngày ở độ sâu 1.400m. Tansuo 2 là tàu đầu tiên của Trung Quốc có thể mang theo tàu lặn có người lái xuống độ sâu hơn 10.000m. Tốc độ chạy tối đa của nó là 14,2 hải lý/giờ và tầm xa 15.000 hải lý.

Động thổ dự án nâng cấp quân cảng Ream

Ngày 8/6, phát biểu tại buổi lễ động thổ dự án nâng cấp Ream - cảng quân sự lớn nhất của Campuchia, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng “quan hệ đối tác bền chặt” với Campuchia được củng cố bằng hợp tác quân sự, Reuters đưa tin. “Là một trụ cột trong quan hệ đối tác vững chắc, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia là vì lợi ích cơ bản của hai quốc gia và hai dân tộc”, Đại sứ Trung Quốc Wang Wentian phát biểu tại lễ động thổ ở căn cứ hải quân.

Nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông, quân cảng Ream sẽ được đào sâu hơn để có thể tiếp nhận các tàu quân sự cỡ lớn, đồng thời sẽ có thêm cơ sở bảo dưỡng, đường trượt và bến tàu.

Đầu tháng 5 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thiết bị dưới nước và năng lực hoạt động lâu dài của tàu. Tàu lặn có người lái “Chiến binh đáy biển” đã thu thập các mẫu trầm tích, đất, đá và sinh vật ở độ sâu từ 1.573-3.689m.

Theo bản tin của CCTV, tất cả hệ thống nghiên cứu và phát hiện dưới nước của tàu Tansuo 2 đều do Trung Quốc sản xuất. Bản tin không cho biết cụ thể nơi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm. Trung Quốc có yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế lâu nay bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự và nghiên cứu và Trung Quốc thực hiện ở khu vực này.

Bình Giang (theo SCMP, CCTV, Reuters)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/trung-quoc-dua-phong-thi-nghiem-xuong-day-bien-dong-post1444703.tpo