Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 theo 7 phương thức xét tuyển, với tổng chỉ tiêu dự kiến là 1260.

Phương án tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên năm 2024

PT1: Phương thức 1 xét tuyển sớm (Xét Tuyển thẳng theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT);

Mã phương thức xét tuyển: 301 – xét tuyển sớm

Xét tuyển thẳng theo quy định Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Các ngành Giáo dục Tiểu học, Giáo dục chính trị, Giáo dục học và Tâm lý học giáo dục không xét tuyển theo phương thức thứ nhất (PT1).

Tiêu chí phụ xét tuyển thẳng:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chỉ 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chỉ tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

PT2: Phương thức 2 xét tuyển sớm (Xét tuyển theo KQ đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc KQ Đánh giá năng lực của ĐHSP Hà Nội);

Mã phương thức xét tuyển: 402 – xét tuyển sớm

Ngành Sư phạm Tiếng Anh chỉ xét tuyển theo Kết quả thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất không xét tuyển theo Kết quả thi đánh giá năng lực.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng:

Yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên. Riêng các ngành Giáo dục học và Tâm lý học giáo dục yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 trở lên.

Cách xét tuyển theo Kết quả thi đánh giá năng lực:

*Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Xét theo tổng điểm của 3 phần thi đánh giá năng lực cộng với điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng nếu có), lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển = Điểm Tư duy định lượng + Điểm Tư duy định tính + Điểm Khoa học + Điểm ưu tiên (nếu có)

* Đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Xét theo tổng điểm của các môn thi đánh giá cộng với điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng nếu có), lấy từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm trúng tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.

Điểm xét tuyển = (Môn thi đánh giá 1) + (Môn thi đánh giá 2) + (Môn thi đánh giá 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.

- Nếu tổng điểm của 3 môn thi đánh giá trong tổ hợp xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thì Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Nếu tổng điểm của 3 môn thi đánh giá trong tổ hợp xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, cụ thể: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách.

- Riêng ngành Sư phạm Tiếng Anh; môn Tiếng Anh nhân hệ số 2 và điểm xét tuyển được quy về theo thang điểm 30, cụ thể:

Điểm xét tuyển = (Môn thi đánh giá 1 + Môn thi đánh giá 2 + Điểm Tiếng Anh *2)*3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Ví dụ thí sinh đăng ký xét tổ hợp (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh):

Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm Tiếng Anh *2)*3)/4 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Tiêu chí phụ xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chí 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chí tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

PT3: Phương thức 3 xét tuyển sớm (Xét tuyển theo Học bạ THPT);

Mã phương thức xét tuyển: 200 – xét tuyển sớm

Ngành Sư phạm Tiếng Anh không xét tuyển theo phương thức này.

Ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất xét tuyển theo học bạ kết hợp thi năng khiếu (phương thức 5).

Ngưỡng đảm bảo chất lượng:

Yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên. Riêng các ngành Giáo dục Thể chất, Giáo dục học và Tâm lý học giáo dục yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 trở lên.

Cách xét tuyển theo kết quả trong học bạ:

- Xét theo tổng điểm trung bình (ĐTB) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có) - Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thì Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Diều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, cụ thể: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách.

Điểm trung bình môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình học kỳ I, học kỳ II lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 trong học bạ (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Ví dụ: Điểm trung bình môn Toán (ĐTB môn 1)

ĐTB môn Toán = (ĐTB Toán kì 1 lớp 10 + ĐTB Toán kì 2 lớp 10 + ĐTB Toán kì 1 lớp 11 + ĐTB Toán kì 2 lớp 11 + ĐTB Toán kì 1 lớp 12)/5 cho đến hết chỉ tiêu của ngành xét

Điểm trúng tuyển sẽ lấy từ cao xuống thấp tuyển. Điểm trúng tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.

Tiêu chí phụ xét tuyển theo học bạ:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chí 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chí tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

PT4: Phương thức 4 (Xét tuyển theo Kết quả thi TN THPT năm 2024);

Mã phương thức xét tuyển: 100

Ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu (phương thức 6).

Ngưỡng đảm bảo chất lượng:

Trường sẽ công bố điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có công văn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT khi có Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Cách xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT:

- Xét theo tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thì Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, cụ thể: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách.

- Riêng ngành Sư phạm Tiếng Anh; môn Tiếng Anh nhân hệ số 2 và điểm xét tuyển được quy về theo thang điểm 30, cụ thể:

Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm Tiếng Anh *2)*3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Ví dụ thí sinh xét ngành Sư phạm Tiếng Anh với tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh): Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm Tiếng Anh *2)*3)/4 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Tiêu chí phụ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chí 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chí tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

PT5: Phương thức 5 (Xét tuyển theo học bạ THPT kết hợp Thi năng khiếu).

Mã phương thức xét tuyển: 406

Áp dụng với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng:

Yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên đối với ngành Giáo dục Mầm non.

Yêu cầu học lực cả năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 trở lên đối với ngành Giáo dục Thể chất.

Thí sinh là vận động viên cấp 1. kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế khi đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Thể chất không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.

Cách xét tuyển theo học bạ kết hợp với thi năng khiếu:

Xét theo tổng điểm trung bình (ĐTB) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn Năng khiếu + Điểm ưu tiên (nếu có).

- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thi Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, cụ thể:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách.

Điểm trung bình môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình học kỳ I, học kỳ II lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 trong học bạ (làm tròn đến 1 chữ số thập phân).

Ví dụ: Điểm trung bình môn Toán (ĐTB môn 1)

ĐTB môn Toán = (ĐTB Toán kì 1 lớp 10 + ĐTB Toán kì 2 lớp 10 + ĐTB Toán kì 1 lớp 11 + ĐTB Toán kì 2 lớp 11 + ĐTB Toản kì 1 lớp 12)/5

Điểm trúng tuyển sẽ lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm trúng tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.

Tiêu chí phụ xét tuyển theo học bạ kết hợp với thi năng khiếu:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chí 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chỉ tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

PT6: Phương thức 6 (Xét tuyển theo Kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp Thi năng khiếu).

Mã phương thức xét tuyển: 405

Áp dụng với ngành Giáo dục mầm non và ngành Giáo dục thể chất.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng:

Trường sẽ công bố điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có công văn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT khi có Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thi sinh là vận động viên cấp 1. kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế khi đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Thể chất không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.

Cách xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu:

- Xét theo tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn năng khiếu + Điểm ưu tiên (nếu có).

- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thì Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, cụ thể:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách.

Tiêu chí phụ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quả chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chí 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chí tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

PT7: Phương thức 7 (Xét chuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị và xét chuyển học sinh hoàn thành chương trình dự bị kết hợp thi năng khiếu).

Mã phương thức xét tuyển: 500

Với thí sinh đăng ký xét chuyển vào ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất thì thí sinh phải thi bài thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non/ Giáo dục thể chất tương ứng.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng:

Học sinh hoàn thành chương trình dự bị, điểm xét chuyển của ba môn thi cuối khóa hoặc điểm xét chuyển của hai môn thi cuối khóa + điểm thi năng khiếu (với ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 của các môn thi tương ứng.

Cách xét chuyển thí sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học:

Với các ngành không thi năng khiếu: Xét theo tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Với ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất: xét theo tổng điểm trung bình (ĐTB) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Điểm xét tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn Năng khiếu + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.

- Nếu tổng điểm tổng kết của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thì Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Nếu tổng điểm tổng kết của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, cụ thể:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách.

Điểm của môn học trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm tổng kết của các môn học trong chương trình dự bị đại học.

Điểm trúng tuyển sẽ lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm trúng tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.

Tiêu chí phụ xét tuyển thí sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học:

Đối với những thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu, Trường có thể áp dụng các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ sẽ được Hội đồng tuyển sinh áp dụng lần lượt khi xét tuyển các ngành. Khi áp dụng tiêu chí 1 để loại, nếu tiêu chí 1 vẫn bằng nhau thì xét tiêu chí tiếp theo cho đến hết tiêu chí 5, đến khi xác định được số lượng thí sinh trúng tuyển bằng số chỉ tiêu, cụ thể:

Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên năm 2024:

Chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên:

Chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành không phải đào tạo giáo viên:

Thùy Dương

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/truong-dai-hoc-su-pham-dai-hoc-thai-nguyen-cong-bo-phuong-an-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2024-121964.htm