Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng: Những hình ảnh đáng nhớ

Ngày 4/4/1949, tại một vùng rừng núi nằm trong khu vực ATK mang tên Bờ Rạ (nay thuộc xã Tân Thái), Đại Từ, Thái Nguyên, dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ và Tổng Bộ Việt Minh, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã khai giảng khóa đào tạo báo chí đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 Thầy và trò Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngày khai giảng, ngày 4/4/1949

Thầy và trò Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngày khai giảng, ngày 4/4/1949

 Ban Giám đốc nhà trường. Trong ảnh, từ trái qua: Đồ Phồn, Xuân Thủy, Đỗ Đức Dục, Tú Mỡ, Như Phong

Ban Giám đốc nhà trường. Trong ảnh, từ trái qua: Đồ Phồn, Xuân Thủy, Đỗ Đức Dục, Tú Mỡ, Như Phong

 Các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Người thứ 3 từ trái sang là Nhà báo Trần Kiên (sau là Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân) và nữ học viên Mai Cương (sau là Thứ trưởng Bộ Tài chính)

Các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Người thứ 3 từ trái sang là Nhà báo Trần Kiên (sau là Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân) và nữ học viên Mai Cương (sau là Thứ trưởng Bộ Tài chính)

 Thư của Bác Hồ gửi Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trong quá trình học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần gửi thư cho lớp (ngày 9/6 và tháng 7/1949) để động viên tinh thần giảng dạy cũng như học tập của các giảng viên, học viên.

Thư của Bác Hồ gửi Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trong quá trình học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần gửi thư cho lớp (ngày 9/6 và tháng 7/1949) để động viên tinh thần giảng dạy cũng như học tập của các giảng viên, học viên.

 Thầy và trò Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ngày bế giảng, 6/7/1949. Sau khi chia tay lớp học, các học viên tỏa ra các hướng, người thì được một số tờ báo Trung ương giữ lại, người thì về làm báo địa phương.

Thầy và trò Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ngày bế giảng, 6/7/1949. Sau khi chia tay lớp học, các học viên tỏa ra các hướng, người thì được một số tờ báo Trung ương giữ lại, người thì về làm báo địa phương.

 Phải đến 43 năm sau, thầy và trò của trường mới có cuộc gặp mặt lần đầu tiên tại trụ sở Báo Nhân Dân, tháng 7/1992.

Phải đến 43 năm sau, thầy và trò của trường mới có cuộc gặp mặt lần đầu tiên tại trụ sở Báo Nhân Dân, tháng 7/1992.

 Ngày 5/6/1999, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ gặp gỡ các giảng viên và học viên nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Ngày 5/6/1999, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ gặp gỡ các giảng viên và học viên nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

 Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã vinh dự được đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã vinh dự được đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia.

 Ngày 4/4/2019, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức long trọng Lễ khánh thành Bia Di tích nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Ngày 4/4/2019, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức long trọng Lễ khánh thành Bia Di tích nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

 Lễ khởi công xây dựng di tích, ngày 18/1/2024.

Lễ khởi công xây dựng di tích, ngày 18/1/2024.

Nguyễn Ba

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/truong-day-lam-bao-huynh-thuc-khang-nhung-hinh-anh-dang-nho-post306793.html