Từ 3/5, người dân có thể chiêm bái xá lợi Đức Phật ở Việt Nam

Xá lợi Đức Phật không chỉ là bảo vật quốc gia của Ấn Độ mà còn là bảo vật linh thiêng của Phật giáo, nhân loại và đây là lần đầu tiên xá lợi Đức Phật được tôn trí và chiêm bái ở Việt Nam.

Ngày 2/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trên chuyên cơ của Không quân Ấn Độ, mang theo nguồn năng lượng tâm linh thiêng liêng từ quê hương Đức Thế tôn khai sáng Phật giáo. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam)

Ngày 2/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trên chuyên cơ của Không quân Ấn Độ, mang theo nguồn năng lượng tâm linh thiêng liêng từ quê hương Đức Thế tôn khai sáng Phật giáo. (Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam)

Hộ tống xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ là Bộ trưởng Các vấn đề Nghị viện và dân tộc thiểu số Kiren Rijiju, Bộ trưởng Du lịch và văn hóa bang Andhra Pradesh Kandula Durgesh, các vị cao tăng và quan chức cấp cao của đất nước sông Hằng. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Hộ tống xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ là Bộ trưởng Các vấn đề Nghị viện và dân tộc thiểu số Kiren Rijiju, Bộ trưởng Du lịch và văn hóa bang Andhra Pradesh Kandula Durgesh, các vị cao tăng và quan chức cấp cao của đất nước sông Hằng. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng các tăng lữ làm lễ đón xá lợi Đức Phật tại khu vực VIP sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng các tăng lữ làm lễ đón xá lợi Đức Phật tại khu vực VIP sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Đây là lần đầu tiên xá lợi Phật từ Ấn Độ được cung thỉnh và tôn trí tại Việt Nam – một dấu mốc lịch sử quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn là biểu tượng sống động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Đây là lần đầu tiên xá lợi Phật từ Ấn Độ được cung thỉnh và tôn trí tại Việt Nam – một dấu mốc lịch sử quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn là biểu tượng sống động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Hòa thượng Thích Lệ Trang - Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam TPHCM - dẫn đầu đoàn cung rước đưa xá lợi Đức Phật từ sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị tiến về Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (huyện Bình Chánh) để chuẩn bị cho Đại lễ Vesak. (Nguồn: Báo Tiền phong)

Hòa thượng Thích Lệ Trang - Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam TPHCM - dẫn đầu đoàn cung rước đưa xá lợi Đức Phật từ sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị tiến về Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (huyện Bình Chánh) để chuẩn bị cho Đại lễ Vesak. (Nguồn: Báo Tiền phong)

Xe hoa tham gia đoàn cung rước xá lợi Đức Phật về Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh - cơ sở II, nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak 2025. (Nguồn: Báo Tiền phong)

Xe hoa tham gia đoàn cung rước xá lợi Đức Phật về Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh - cơ sở II, nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak 2025. (Nguồn: Báo Tiền phong)

Hàng trăm phật tử, tăng ni xếp hai hàng dài ở Học viện Phật giáo Việt Nam đón báu vật.(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Hàng trăm phật tử, tăng ni xếp hai hàng dài ở Học viện Phật giáo Việt Nam đón báu vật.(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Với việc xá lợi Đức Phật - quốc bảo của Ấn Độ - được đưa đến Việt Nam, thể hiện món quà tâm linh và văn hóa vô cùng thiêng liêng mà chính phủ và nhân dân Ấn Độ dành tặng nhân Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Với việc xá lợi Đức Phật - quốc bảo của Ấn Độ - được đưa đến Việt Nam, thể hiện món quà tâm linh và văn hóa vô cùng thiêng liêng mà chính phủ và nhân dân Ấn Độ dành tặng nhân Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Nhân dịp này, một cây chiết từ cây Bồ đề thiêng được mang sang từ Ấn Độ và được Bộ trưởng Ấn Độ cùng Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trồng tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Nhân dịp này, một cây chiết từ cây Bồ đề thiêng được mang sang từ Ấn Độ và được Bộ trưởng Ấn Độ cùng Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trồng tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

 Phật tử có thể bắt đầu chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm bên trong Học viện Phật giáo Việt Nam từ 6h ngày 3/5 đến trưa 8/5. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Phật tử có thể bắt đầu chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm bên trong Học viện Phật giáo Việt Nam từ 6h ngày 3/5 đến trưa 8/5. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Riêng sáng 6/5, khu vực chiêm bái chỉ dành riêng cho đại biểu tham dự Đại lễ Vesak. Chiều 8/5, xá lợi đưa về Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, Tây Ninh.(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Riêng sáng 6/5, khu vực chiêm bái chỉ dành riêng cho đại biểu tham dự Đại lễ Vesak. Chiều 8/5, xá lợi đưa về Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, Tây Ninh.(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Xá lợi được tôn trí trong tháp và bảo vệ nghiêm ngặt. Theo quy định ngoại giao của Ấn Độ, mỗi lần xá lợi được đưa ra nước ngoài đều được xem là sự kiện cấp quốc gia, tương đương chuyến công du của nguyên thủ. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Xá lợi được tôn trí trong tháp và bảo vệ nghiêm ngặt. Theo quy định ngoại giao của Ấn Độ, mỗi lần xá lợi được đưa ra nước ngoài đều được xem là sự kiện cấp quốc gia, tương đương chuyến công du của nguyên thủ. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Từ ngày 8-21/5, bảo vật sẽ được lưu giữ ở chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam) để người dân chiêm bái. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Từ ngày 8-21/5, bảo vật sẽ được lưu giữ ở chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam) để người dân chiêm bái. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Do Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc (ICDV) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức, Đại lễ Vesak 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

Dự kiến có 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Vesak lần thứ 20 với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững".

Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức, trước đó ở Hà Nội (năm 2008), Ninh Bình (năm 2014) và Hà Nam (năm 2019).

Hoàng Quân

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tu-35-nguoi-dan-co-the-chiem-bai-xa-loi-duc-phat-o-viet-nam-313128.html