'Từ gian khổ chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi huy hoàng của dân tộc'

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Trưng bày chuyên đề 'Đất nước trọn niềm vui'.

Với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật, trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối. Qua đó, khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bồi đắp niềm tin của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nội dung Trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” gồm 3 phần: Phần I: Khát vọng hòa bình, Phần II: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và Phần III: Việt Nam - vươn tới những tầm cao.

Nội dung Trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” gồm 3 phần: Phần I: Khát vọng hòa bình, Phần II: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và Phần III: Việt Nam - vươn tới những tầm cao.

Nội dung Trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” gồm 3 phần: Phần I: Khát vọng hòa bình, Phần II: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và Phần III: Việt Nam - vươn tới những tầm cao.

Phần I: Khát vọng hòa bình nói về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve về Đông Dương. Theo tinh thần Hiệp định, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc và sẽ thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956. Tuy nhiên, với âm mưu hất cẳng Pháp để xâm chiếm miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành phòng tuyến ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, đế quốc Mỹ đã ra sức phá hoại Hiệp định, từng bước leo thang xâm lược Việt Nam.

Các đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui”.

Các đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui”.

Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết không thỏa hiệp, quyết tâm đấu tranh để thống nhất đất nước, đạt được một nền hòa bình thật sự. Giữa lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Cả nước đã biến đau thương thành sức mạnh, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quân sự, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cuộc kháng chiến.

Các em học sinh tham quan trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui”.

Các em học sinh tham quan trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui”.

Phần II của trưng bày mang tên "Đại thắng mùa Xuân năm 1975", sau Hiệp định Paris, Mỹ và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa vẫn ngoan cố, không thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết. Ngược lại, ta kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, đẩy mạnh và kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao và liên tiếp giành những thắng lợi vang dội. Đầu năm 1975, xác định thời cơ chiến lược đã đến, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 30/4/1975, sau 55 ngày đêm tiến công và nổi dậy, với nhịp độ “một ngày bằng 20 năm”, quân và dân ta đã đập tan bộ máy ngụy quyền do Mỹ dựng lên, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chia sẻ cảm xúc khi tham quan trưng bày "Đất nước trọn niềm vui", TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: "Điều đặc biệt trong trưng bày 'Đất nước trọn niềm vui' là lưu lại được bức tranh vẽ Bác Hồ bằng máu của họa sĩ Lê Duy Ứng. Khi đó, họa sĩ Lê Duy Ứng bị thương nặng ở mắt nhưng vẫn cố gắng khắc họa lại hình ảnh Bác Hồ. Đây là bức tranh khiến tôi rất xúc động. Tôi là một người lính có mặt tại TP.HCM vào ngày 30/4/1975, khi nhìn lại hình ảnh về những cuộc chiến tại trưng bày, tôi vô cùng cảm động".

Họa sĩ Lê Duy Ứng kể lại: “Tôi bị thương rất nặng vì trúng đạn súng chống tăng. Tôi ngã ra, bất tỉnh, bên cạnh một đồng đội là chiến sĩ trinh sát đã hy sinh. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên sàn xe tăng, xung quanh tôi là tiếng bom đạn chát chúa, tiếng hô xung phong của các đồng đội, nhưng tôi không nghe thấy gì. Giây phút đó, trong tâm trí tôi hiện lên hình ảnh Bác Hồ một cách rõ nét. Bởi vậy, tôi rút cặp vẽ bên cạnh chấm dòng máu đang chảy từ đôi mắt để vẽ chân dung Bác Hồ trên nền cờ Tổ quốc, cờ Đảng và đề là: Ánh sáng niềm tin! Con nguyện dâng Người tuổi thanh xuân. 28-4-1975, ký tên cẩn thận và gấp bỏ vô túi ngực bên trái tim mình rồi ngất đi, không biết gì nữa”.

Nội dung Trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” gồm 3 phần: Phần I: Khát vọng hòa bình, Phần II: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và Phần III: Việt Nam - vươn tới những tầm cao.

Nội dung Trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” gồm 3 phần: Phần I: Khát vọng hòa bình, Phần II: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và Phần III: Việt Nam - vươn tới những tầm cao.

Phần III: Việt Nam - vươn tới những tầm cao đưa người xem đến với Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc: thời kỳ độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đầu những năm 1980, Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống Nhân dân vô cùng khó khăn, lòng tin của Nhân dân bị xói mòn. Đổi mới để vượt qua khủng hoảng và phát triển ổn định đã trở thành nhu cầu bức thiết của đất nước.

Đường lối Đổi mới được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đề ra đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Đổi mới đã làm thay đổi bộ mặt, vị thế của đất nước, kinh tế tăng trưởng, văn hóa phát triển, xã hội ngày càng trở nên năng động và có bước chuyển mình kỳ diệu.

Liệt sỹ Nguyễn Thị Triển (1940 - 1967) xã đội phó, Phó Bí thư xã đoàn Hưng Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) - người con gái của vùng quê xứ Lệ đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba vào Những năm 60 thế kỷ trước.

Liệt sỹ Nguyễn Thị Triển (1940 - 1967) xã đội phó, Phó Bí thư xã đoàn Hưng Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) - người con gái của vùng quê xứ Lệ đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba vào Những năm 60 thế kỷ trước.

Trưng bày chuyên đề "Đất nước trọn niềm vui" mở cửa đón khách tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ 23/4 - 10/8/2025.

Mai Trang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/tu-gian-kho-chong-de-quoc-my-den-thang-loi-huy-hoang-cua-dan-toc-post1194259.vov