Từ thực tiễn: Quản lý thuốc lá làm nóng là hướng tiếp cận phù hợp

Dù không vô hại nhưng thuốc lá làm nóng đã được nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế công nhận về tiềm năng giảm tác hại hàm lượng gây hại so với thuốc lá truyền thống.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có 175 quốc gia không cấm thuốc lá làm nóng (TLLN).

Cụ thể, 69 quốc gia công nhận TLLN là thuốc lá không khói, thuốc lá mới hoặc các dạng thuốc lá khác và 86 quốc gia khác đang áp dụng các quy định hiện hành về thuốc lá điếu để quản lý TLLN.

Chỉ rất ít quốc gia cấm mặt hàng này vì quan điểm thận trọng của Chính phủ và hiện đang ngày càng có xu hướng bãi bỏ lệnh cấm và thay bằng các chính sách quản lý.

Từ cơ sở thực tiễn đó, có thể thấy so với thuốc lá điện tử (TLĐT), TLLN đạt được phần lớn sự đồng thuận của chính phủ các nước trên toàn cầu không chỉ về mặt khoa học giảm phần lớn hàm lượng chất gây hại so với thuốc lá điếu, mà còn về nguy cơ thu hút giới trẻ là không đáng kể.

Thuốc lá làm nóng chứa nguyên liệu thuốc lá, khác với thuốc lá điện tử

Về cấu tạo nguyên liệu thuốc lá điếu và TLLN đều cùng sử dụng nguyên liệu thuốc lá tự nhiên gồm sợi, cọng, lá, thân cây thuốc lá. Điểm khác biệt của hai sản phẩm này nằm ở cách sử dụng. TLLN dùng thiết bị điện đi kèm để làm nóng nguyên liệu thuốc lá, tạo ra khí hơi aerosol trong khi đó thuốc lá điếu dùng bật lửa để đốt nguyên liệu thuốc lá.

Về mặt công nhận quốc tế, TLLN được WHO định nghĩa là "sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá và được xem là sản phẩm thuốc lá" để phân biệt với TLĐT chứa dung dịch tinh dầu.

Về giá thành, TLLN đắt hơn thuốc lá điếu và TLĐT. Trên thị trường chợ đen hiện nay, mỗi thiết bị làm nóng có giá từ 1-3 triệu đồng, bán kèm với điếu thuốc đặc chế với giá 90,000 - 120,000 đồng/gói (20 điếu).

Do vậy, từ giá thành thiết bị đến điếu TLLN đặc chế đi kèm đều là khoản chi tiêu "quá tay" so với mặt bằng chung của giới trẻ, dù chỉ dùng thử hay dùng lâu dài. Theo đó, người bán cho hay, chỉ người hút thuốc có mức thu nhập ổn định mới sử dụng loại TLLN.

Ngoài ra, từ kiểu dáng là khối kim loại đơn giản (không có các hình thù bắt mắt, hoặc nhỏ gọn như USB, thỏi son, v.v), cho đến khẩu vị thuốc lá nguyên bản, TLLN cũng không thuộc "gu" của giới trẻ.

FDA chỉ cấp phép kinh doanh cho sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được kiểm nghiệm nghiêm ngặt tại Mỹ. Nguồn: FDA

FDA chỉ cấp phép kinh doanh cho sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được kiểm nghiệm nghiêm ngặt tại Mỹ. Nguồn: FDA

Về mặt khoa học, dẫn thông tin từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn - Giảng viên cao cấp Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, FDA đã cho phép lưu hành một sản phẩm TLLN của Mỹ và phê duyệt đây là sản phẩm giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu.

Đồng thời, các nghiên cứu của FDA đã chỉ ra: Thứ nhất, TLLN giảm các thành phần độc hại, gây ung thư như formaldehyde, CO, nitrosamine…

Thứ hai, chỉ điểm sinh học về tác hại thuốc lá trong cơ thể người chuyển đổi sang TLLN cũng giảm theo.

Thứ ba, tỉ lệ mắc các bệnh thường gặp liên quan thuốc lá thấp hơn hẳn khi chuyển từ thuốc lá điếu sang TLLN. PGS. Toàn nhấn mạnh, dữ liệu này được đưa ra từ nghiên cứu trên các sản phẩm chính danh, không bao gồm hàng lậu trôi nổi trên thị trường.

Qua nghiên cứu, FDA công bố tỉ lệ người trẻ sử dụng TLLN thấp

Năm 2019, FDA đã cho phép thương mại một loại TLLN sau khi xem xét hàng loạt bằng chứng khoa học.

Trong số đó, cơ quan này cũng công bố, một trong các nguyên nhân để cho phép thương mại sản phẩm này tại Mỹ vì khả năng thu hút giới trẻ thấp. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy người sử dụng đều là những người đã hút thuốc lá trước đó.

Cụ thể, 2 trong số 4 công bố của FDA gồm, thứ nhất các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ít có tình trạng người dùng sử dụng sản phẩm sai mục đích. FDA đánh giá: Thiết kế của sản phẩm khiến người dùng khó có được trải nghiệm trọn vẹn nếu sử dụng sai cách.

Thứ hai, tỉ lệ sử dụng loại TLLN này trong giới trẻ và những người chưa từng hút thuốc là rất thấp, qua khảo sát ở nhiều quốc gia. Trong khi đó, tỉ lệ sử dụng sản phẩm ở những người đã từng hút thuốc lại cao, cao nhất ở nhóm hút thuốc lá điếu.

Dữ liệu này cũng tương đồng với một cuộc khảo sát do Bộ Y tế Nhật Bản thực hiện trên hơn 60.000 học sinh THCS và THPT. Theo kết quả cho thấy, tỉ lệ sử dụng thuốc lá làm nóng (TLLN) ở nhóm đối tượng này chỉ ở mức 0,1%.

Từ dữ liệu thực tiễn, theo các chuyên gia của quốc gia này cho biết, việc lo lắng về nguy cơ tạo ra cửa ngõ để chuyển từ hút thuốc lá mới sang thuốc lá truyền thống ở giới trẻ hầu như không có.

Như vậy, thực tế cho thấy, dù không vô hại nhưng TLLN đã được nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế công nhận về tiềm năng giảm tác hại hàm lượng gây hại so với thuốc lá truyền thống, đồng thời tỉ lệ sử dụng thuốc lá ở giới trẻ ở sản phẩm này là rất thấp cả về thực tiễn trong nước lẫn dữ liệu từ các quốc gia đi trước.

Nhìn nhận vấn đề từ góc độ pháp lý, một số cơ quan hữu trách và các ĐBQH đều cho rằng TLLN vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện hành và phù hợp các khuyến nghị của WHO. Đồng thời, sản phẩm này vẫn đáp ứng các điều kiện để được lưu hành hợp pháp dưới sự quản lý của Chính phủ.

Mặt khác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã xác định, thuốc lá tại Việt Nam là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Đặc điểm của ngành thuốc lá là chỉ được xuất nhập khẩu, kinh doanh, lưu hành bởi các doanh nghiệp Nhà nước và báo cáo trực tiếp cho Chính phủ.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tu-thuc-tien-quan-ly-thuoc-la-lam-nong-la-huong-tiep-can-phu-hop-204240730184132198.htm