Tưởng đang sống thoải mái tuổi nghỉ hưu, tôi không ngờ bị thói quen 'cấp thấp' hủy hoại
Sau khi nghỉ hưu, tôi tưởng mình đang sống cuộc đời đáng mơ ước. Nhưng chính những thói quen tưởng vô hại lại dần bào mòn sức khỏe, tinh thần và tiền bạc của tôi.
Nghỉ hưu – tưởng tự do, hóa ra là khởi đầu của những thói quen tai hại
Tôi họ Chu, 62 tuổi, sống ở Trung Quốc, từng là nhân viên ngân hàng, đã nghỉ hưu được vài năm.
Thu nhập hưu trí của hai vợ chồng khoảng 15 triệu đồng/tháng, số tiền không quá dư dả nhưng đủ sống tại quê nhà.
Vợ chồng tôi cũng có khoản tiết kiệm nhỏ phòng khi tuổi già ốm đau. Với lương hưu, chúng tôi sẽ chi trả ăn uống hàng ngày, ma chay hiếu hỉ.
Số tiền dư còn lại, tôi nghĩ đã đến lúc "sống cho mình" nên đã tích cóp để đi du lịch, tham gia các lớp học như dưỡng sinh, cờ, khiêu vũ, giáo dục sức khỏe, mua sắm... mà không cần nghĩ ngợi.
Lúc đầu, cuộc sống sau nghỉ hưu khá hào hứng. Nhưng chỉ sau vài năm, tôi nhận ra mình đang mệt mỏi, hụt hẫng và trống rỗng.
Cuối cùng, tôi hiểu ra nguyên nhân: Tôi đã vô thức rơi vào những "thói quen cấp thấp" - thứ đang âm thầm hủy hoại người nghỉ hưu.

Lúc đầu, cuộc sống sau nghỉ hưu khá hào hứng. Nhưng chỉ sau vài năm, tôi nhận ra mình đang mệt mỏi, hụt hẫng và trống rỗng. Ảnh minh họa
Thói quen cấp thấp sinh ra từ sự trống rỗng sau nghỉ hưu
Khi rời khỏi công việc từng gắn bó suốt hàng chục năm, nhiều người trong đó có tôi mất phương hướng.
Không còn mục tiêu rõ ràng, không biết mình cần làm gì mỗi ngày, vợ chồng tôi bắt đầu tiêu tiền để lấp khoảng trống tinh thần.
Vợ tôi nghiện mua sắm trên mạng, mua rất nhiều đồ, giờ chất đầy trong kho, không dùng tới. Chúng tôi còn tham gia nhiều tour du lịch, ngốn hết 1/3 số tiền tiết kiệm.
Tôi tự nhận ra mình đã có hành vi tiêu dùng ở mức độ thấp. Những hành vi vô thức đó là cách tạm thời để cảm thấy mình "còn sống", nhưng lại không hề mang lại giá trị thực sự.
Tâm lý nhóm kéo người già xuống chất lượng sống
Tôi nhận ra mình và nhiều người già xung quanh đang bị ảnh hưởng bởi "tâm lý đám đông".
Chúng tôi rủ nhau mua đồ khuyến mãi, chen chân vào các tour giá rẻ, nghe quảng cáo rồi mua hàng kém chất lượng chỉ vì "mọi người cũng mua".
Sự mất đi tư duy độc lập chính là một biểu hiện của "thói quen cấp thấp".
Về lâu dài, nó không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn làm tinh thần thêm trì trệ, cuộc sống kém chất lượng.
Nghỉ hưu không phải là kết thúc, mà là lúc cần sống có chọn lọc
Sau khi nghỉ hưu, sở dĩ người ta không thích nghi được với cuộc sống hiện tại là vì họ chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của việc nghỉ hưu. Trên thực tế, cuộc sống hưu trí là một khởi đầu khác của cuộc sống.
Sau một thời gian tự "thức tỉnh", tôi học cách sống chậm lại và chọn lọc hơn:
- Thay du lịch liên tục bằng đọc sách, đi bộ, học thêm kỹ năng mới.
- Giảm tiêu dùng vô thức, ưu tiên trải nghiệm thực sự có ý nghĩa.
- Duy trì lối sống đơn giản, độc lập, không chạy theo người khác.
Cuộc sống sau nghỉ hưu có thể rất phong phú nếu ta biết làm chủ tâm lý và hành vi của chính mình.