Tuyến đường xuyên rừng kết nối du lịch Ba Bể, Bắc Kạn

Tuyến đường từ TP. Bắc Kạn đến hồ Ba Bể (Bắc Kạn) nối huyện Na Hang, (Tuyên Quang) đã hoàn thành Giai đoạn I với 37 km. Tuyến đường xuyên qua dãy Phja Boóc hứa hẹn mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá hồ Ba Bể, nơi được ví như 'Viên ngọc xanh giữa núi rừng Việt Bắc'.

Tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể (đoạn Km0+00 - Km37+00) xuyên qua đại ngàn Phja Boóc. Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn Đường cấp III - miền núi và đường cấp IV - miền núi; vận tốc thiết kế 40Km/h - 60Km/h; bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 8m. Đoạn tuyến này có mức đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng.

Tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể (đoạn Km0+00 - Km37+00) xuyên qua đại ngàn Phja Boóc. Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn Đường cấp III - miền núi và đường cấp IV - miền núi; vận tốc thiết kế 40Km/h - 60Km/h; bề rộng nền đường 9m, bề rộng mặt đường 8m. Đoạn tuyến này có mức đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng.

Tuyến đường đi qua nhiều thôn, bản vùng cao còn khó khăn của huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể cũng được coi là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống từ kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch.

Tuyến đường đi qua nhiều thôn, bản vùng cao còn khó khăn của huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể cũng được coi là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống từ kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch.

Cầu cạn vượt núi đoạn qua trung tâm xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn. Toàn tuyến đi qua chủ yếu địa hình rừng núi, khe suối hiểm trở. Tỉnh Bắc Kạn đã bố trí 20 cầu qua suối và các cầu vượt núi nhằm tiết kiệm tối đa chi phí thi công, giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường. Trong đó cây cầu dài nhất lên đến 240 mét ven theo những triền núi cao, vực sâu.

Cầu cạn vượt núi đoạn qua trung tâm xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn. Toàn tuyến đi qua chủ yếu địa hình rừng núi, khe suối hiểm trở. Tỉnh Bắc Kạn đã bố trí 20 cầu qua suối và các cầu vượt núi nhằm tiết kiệm tối đa chi phí thi công, giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường. Trong đó cây cầu dài nhất lên đến 240 mét ven theo những triền núi cao, vực sâu.

Từ trên đường, du khách có thể ngắm toàn cảnh bản làng, những thửa ruộng bậc thang của xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.

Từ trên đường, du khách có thể ngắm toàn cảnh bản làng, những thửa ruộng bậc thang của xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.

Quãng đường từ thành phố Bắc Kạn đến hồ Ba Bể đã rút ngắn xuống thời gian di chuyển xuống chỉ còn chưa đầy 1 giờ, thay vì phải đi hơn 2 giờ qua những đèo dốc cao, nhiều khúc cua gấp như trước đây.

Quãng đường từ thành phố Bắc Kạn đến hồ Ba Bể đã rút ngắn xuống thời gian di chuyển xuống chỉ còn chưa đầy 1 giờ, thay vì phải đi hơn 2 giờ qua những đèo dốc cao, nhiều khúc cua gấp như trước đây.

Du khách có thể dừng chân ven suối, ngắm hoa rừng trong hành trình khám phá du lịch Bắc Kạn.

Du khách có thể dừng chân ven suối, ngắm hoa rừng trong hành trình khám phá du lịch Bắc Kạn.

Loại hoa theo tiếng địa phương là Boóc Mạ, thường nở rộ dịp cuối xuân dọc theo tuyến đường từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể, tạo nên nét độc đáo riêng có của vùng núi rừng Việt Bắc

Loại hoa theo tiếng địa phương là Boóc Mạ, thường nở rộ dịp cuối xuân dọc theo tuyến đường từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể, tạo nên nét độc đáo riêng có của vùng núi rừng Việt Bắc

Tuyến đường như những dải lụa mềm, uốn lượn qua những cánh rừng

Tuyến đường như những dải lụa mềm, uốn lượn qua những cánh rừng

Anh Đặng Văn Sam, người dân thôn Phiêng Phung, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn phấn khởi cho biết: Trước đây, bà con muốn ra thành phố Bắc Kạn chỉ có thể đi xe máy theo đường vòng đến gần 100km, nay ô tô qua trung tâm thôn, bà con đi thành phố chỉ còn gần 20km, các loại hàng hóa, nông sản sẽ tiêu thụ tốt hơn.

Anh Đặng Văn Sam, người dân thôn Phiêng Phung, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn phấn khởi cho biết: Trước đây, bà con muốn ra thành phố Bắc Kạn chỉ có thể đi xe máy theo đường vòng đến gần 100km, nay ô tô qua trung tâm thôn, bà con đi thành phố chỉ còn gần 20km, các loại hàng hóa, nông sản sẽ tiêu thụ tốt hơn.

Hồ Ba Bể được ví như “viên ngọc xanh” của núi rừng Việt Bắc. Dù được đánh giá cao về cảnh quan nhưng đến nay du lịch Ba Bể chưa thể phát triển do trở ngại giao thông. Việc tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng hứa hẹn tạo bước đột phá để "đánh thức" tiềm năng du lịch Ba Bể.

Hồ Ba Bể được ví như “viên ngọc xanh” của núi rừng Việt Bắc. Dù được đánh giá cao về cảnh quan nhưng đến nay du lịch Ba Bể chưa thể phát triển do trở ngại giao thông. Việc tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng hứa hẹn tạo bước đột phá để "đánh thức" tiềm năng du lịch Ba Bể.

Hơi nước từ hồ Ba Bể và những cánh rừng già tạo nên những biển mây trên đỉnh Đồn Đèn, huyện Ba Bể, Bắc Kạn

Hơi nước từ hồ Ba Bể và những cánh rừng già tạo nên những biển mây trên đỉnh Đồn Đèn, huyện Ba Bể, Bắc Kạn

Nhờ hệ thống giao thông đã được nâng cấp, mở mới, du khách có thể “săn mây” trên đỉnh Đồn Đèn trong hành trình tham quan, khám phá Hồ Ba Bể

Nhờ hệ thống giao thông đã được nâng cấp, mở mới, du khách có thể “săn mây” trên đỉnh Đồn Đèn trong hành trình tham quan, khám phá Hồ Ba Bể

Cung đường mờ ảo dưới nắng chiều

Cung đường mờ ảo dưới nắng chiều

Công Luận/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/tuyen-duong-xuyen-rung-ket-noi-du-lich-ba-be-bac-kan-post1196609.vov